Tỏi Lý Sơn
Tỏi Lý Sơn, 344, Minh Thiện, NhaDatVip.Com
, 22/02/2016 21:18:53Tỏi Lý Sơn giá trị không ngờ
Lý sơn là vùng đất được hình thành do quá trình hoạt động của núi lửa và bồi đắp của cát biển, san hô tạo nên.Với đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu và kinh nghiệm truyền thống từ bao đời nên tỏi Lý Sơn có hương vị riêng và rất đặc biệt không lẫn với bất cứ loại tỏi nào khác.
Tỏi Lý Sơn màu trắng, nhỏ, củ chắc và tép đều. Củ tỏi màu trắng, trung bình từ 3-7cm, mỗi củ có khoảng 7-11 tép mọc đều rất đẹp. Thành phần có trong tỏi:
- Chứa tinh dầu (0,1-0,36%)
- Hầu hết là hợp chất lưu huỳnh (khoảng 85-90%).
- Chủ yếu là chất alixin (tỏi tươi thường sẽ không có chất này ngay, mà phải giã dập ra mới có alixin).
Dưới đây là một số công dụng chính của tỏi đối với sức khoẻ con người:
1/ Tác dụng chống ung thư
Chất xúc tác Alliin trong tỏi có tác dụng chống ung thư. Sau khi cắt tỏi, để trong không khí 10 phút, chất xúc tác Alliin sẽ phát huy tác dụng càng rõ rệt. Có nhiều nghiên cứu ủng hộ và khuyến nghị sử dụng thường xuyên các loại thực vật thuộc lớp như hành, hẹ, tỏi tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng.
2/ Tác dụng đối với hệ tim mạch
Tỏi đã được khoa học chứng minh là có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim… Cần thận trọng khi dùng đồng thời tỏi với các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật.
3/ Tác dụng kháng khuẩn
Tỏi có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, tỏi thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá, hô hấp và ngoài da.
Viên tỏi khô cũng được chứng minh có khả năng điều trị và dự phòng một số bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em như cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa. Đắp tỏi tươi tại chỗ có tác dụng khá tốt trong điều trị mụn cơm do virus. Gần đây, tỏi được phát hiện có khả năng diệt Helicobacter pylori, loại xoắn khuẩn có vai trò quan trọng gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.
Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…
Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
Chỉ có tỏi Lý Sơn mới có giá trị tốt nhất cho sức khỏe, có thể vì nguồn nước, vùng đất nơi đây. Khi nhắc đến tỏi không thể không nói đến tỏi Lý Sơn.
>> Xem thêm: Món ngon nhanh
Cách phân biệt tỏi Lý Sơn với các loại tỏi khác
Tỏi Lý Sơn từ lâu đã rất nổi tiếng và hầu như ai cũng biết đến. Thương hiệu tỏi Lý Sơn đã nhận được giấy chứng nhận do Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học – Công nghệ cấp năm 2009.
Tuy nhiên, trước tình hình thị trường biến động, dạo gần đây xuất hiện nhiều loại tỏi giống với tỏi Lý Sơn. Các loại tỏi này có nguồn gốc và tên gọi khác nhau như tỏi Ấn Độ, tỏi Phan Rang, Khánh Hòa, tỏi Ninh Thuận… Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhận biết giữa tỏi Lý Sơn và các loại tỏi khác?
1/ Hình thức bên ngoài
Về hình thức bên ngoài các loại tỏi này trông khá giống tỏi Lý Sơn khiến cho người tiêu dùng không thể phân biệt được nếu không có kinh nghiệm. Thậm chí còn có nơi đem trộn các loại tỏi tương tự vào tỏi Lý Sơn rồi bán với giá cao kiếm lời, lừa lọc người tiêu dùng để làm lợi cho mình. Giá tỏi Lý Sơn dao động từ 65.000đ – 70.000đ sau khi đã được gia công và bọc túi lưới. Tỏi lý sơn thường được chia thành tỏi lý sơn loại 1 và tỏi lý sơn loại 2, tuy nhiên về chất lượng không khác nhau là mấy, nếu khác chỉ khác về hình thức đẹp xấu bên ngoài.
2/ Chất lượng
Thực tế mà nói, về chất lượng thì các loại tỏi Phan Thiết, Ninh Thuận, Khánh Hòa hay tỏi Ấn không phải là không tốt, tuy nhiên để so sánh với tỏi Lý Sơn – loại tỏi với thương hiệu được gây dựng hàng trăm năm nay thì các loại tỏi thông thường không thể bì được.
Như tỏi Phan Thiết có hương vị không được thơm, có vị rất cay và mùi nồng rất mạnh so với tỏi Lý Sơn. Củ tỏi tuy kích thước bằng, nhưng tép tỏi to hơn tép của tỏi Lý Sơn. Còn tỏi khánh hòa, vẫn có hương vị tương đối giống như tỏi Lý Sơn nhưng khi ta ăn sống vào miệng thì hương vị tỏi Lý Sơn có vị ngọt và thơm mùi dễ chịu ít nồng hơn tỏi ở Khánh Hòa.
Ngoài các loại tỏi đó thì trên thì trường còn có tỏi Hà Nội và Tỏi Trung Quốc. Tuy nhiên các loại tỏi này rất dễ phân biệt so với tỏi Lý Sơn.
Ví dụ tỏi Trung Quốc có màu hơi vàng, củ to, tép to và ít; còn tỏi Hà Nội thì có màu hơi đen, mùi nồng….
Tỏi Lý Sơn kích thước khá khiêm tốn, nếu so với tỏi Trung Quốc hay tỏi các nơi khác thì chỉ bằng một nửa hay hai phần ba thôi, thế nhưng về hương vị thì lại rất đặc biệt so với các loại tỏi khác, bởi lẽ, tỏi Lý Sơn được trồng ở ngoài đảo, bốn bề là biển cả, nguồn nước là mạch nước ngầm dưới lòng đất, cát là những hạt được bào mòn từ rặng san hô biển, lòng đất là lớp đất đỏ bazan được hình thành do quá trình hoạt động của ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây hàng trăm năm. Rễ cây tỏi bám vào các loại nguyên liệu đặc biệt nói trên để nuôi củ của nó. Làm nên hương vị đặc biệt của tỏi Lý Sơn chính là nhờ vào loại đất đỏ và cát trắng.
3/ Cách phân biệt nhất định tỏi Lý Sơn chính gốc
- Tỏi Lý Sơn là loại tỏi có màu trắng, không bóng sáng, củ nhỏ, tép nhỏ.
- Củ tỏi nhiều tép, thường từ 7-11 tép.
- Tỏi Lý Sơn khi bóc ra không có lõi ở giữa.
- Khi ăn sống vào miệng thì tỏi Lý Sơn có vị ngọt thanh, the và thơm mùi dễ chịu, ít cay nồng hơn so với các loại tỏi khác.
Chúc các bạn thành công khi chọn lựa đúng loại tỏi mình mong muốn.
Nguồn: http://monngonnhanh.com/toi-ly-son/11
Tỏi Lý Sơn Tổng hợp kinh nghiệm