Hỏi: Tôi sống ở Thụy Điển và là công dân Thụy Điển, nhưng tôi cũng có quốc tịch Việt Nam.
Tôi có thể Mua đất hoặc nhà tại Việt Nam? trong bao lâu tôi cần phải lưu trú tại Việt Nam?
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
Điều 126 Luật nhà ở đã được Quốc hội sửa đổi theo Luật số 34/2009/QH12 ngày 18/6/2009 quy định:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba (03) tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
a. Người có quốc tịch Việt Nam;
b. Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
Căn cứ vào quy định nói trên, bạn thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Và nhà ở mà bạn được mua để sở hữu là căn hộ chung cư trong các dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại.
Hỏi: Cha tôi (đã mất năm 1978) và mẹ tôi cùng làm chủ sở hữu một căn nhà ở quận 4, TP.HCM. Gia đình tôi có bốn anh chị em.
Ông bà nội tôi đã chết, bên nội chỉ còn người cô (em của ba tôi) đang định cư ở Mỹ. Nay mẹ tôi muốn Bán nhà thì có phải hỏi ý kiến của người cô hay không?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự, hàng thừa kế thứ nhất của người chết gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; hàng thừa kế thứ hai gồm có anh ruột, chị ruột, cậu ruột, cô ruột của người chết… Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Do cha anh có những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất nên di sản của ông ấy được phân chia cho những người thừa kế ở hàng này. Cô của anh do thuộc hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản. Theo đó, mẹ và các anh chị em của anh được quyền bán nhà mà không cần có sự đồng ý của người cô của anh.
Hỏi: Tôi đã có quốc tịch nước ngoài và đang cư trú ở nước ngoài.
Cha mẹ tôi có một căn nhà tại VN và họ muốn để thừa kế nhà cho tôi. Tôi phải làm gì để được nhận nhà thừa kế?
Trả lời:
Theo luật số 34 ngày 18-6-2009, người VN định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của VN cho phép cư trú tại VN từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại VN: người có quốc tịch VN; người gốc VN thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại VN theo pháp luật về đầu tư v.v… Người gốc VN không thuộc các đối tượng trên được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại VN từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại VN.
Đồng thời, theo khoản 6 Điều 65 Nghị định số 90 ngày 6-9-2006 của Chính phủ, người VN định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà tại VN hoặc được sở hữu hạn chế về số lượng nhà ở tại VN, nếu được tặng cho, được thừa kế nhà ở thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
Sau khi di chúc có hiệu lực, ông có thể liên hệ với các cơ quan công chứng của VN để làm văn bản khai nhận di sản rồi sau đó thực hiện quyền sở hữu nhà theo quy định nêu trên.
Tư vấn về việc người nước ngoài Có thể mua đất hoặc nhà ở Việt Nam không, bán nhà, Quyền thừa kế nhà của Việt kiều
Hỏi: Tôi sống ở Thụy Điển và là công dân Thụy Điển, nhưng tôi cũng có quốc tịch Việt Nam.Tôi có thể Mua đất hoặc nhà tại Việt Nam? trong bao lâu tôi cần phải lưu trú tại Việt Nam?Xin chân thành cảm ơn!Trả lời:Căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:Điều 126 Luật nhà ở đã được Quốc hội sửa đổi theo