Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô - những chi tiết cần chú ý
Xe ô tô cũng như bất kỳ một loại phương tiện hay máy móc nào khác, qua thời gian sử dụng và làm việc chúng đều bị hao mòn các chi tiết, giảm chất lượng chất bôi trơn và các dung dịch của các hệ thống trên xe. Không có gì là bền bỉ mãi mãi và không hư hỏng cả, nhất là đối với ô tô, quá trình làm việc của chúng diễn ra liên tục và khắc nghiệt nên cần đảm bảo sự an toàn, chất lượng trong quá trình hoạt động.
Vì thế sau một thời gian hoạt động, xe sẽ được kiểm tra và bảo dưỡng nhằm đảm bảo độ an toàn, ổn định của các chi tiết máy và giảm sự cố hỏng hóc đồng thời tăng tuổi thọ cho các chi tiết máy và động cơ xe. Các nhà sản xuất đề nghị xe phải thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn và tính ổn định của xe, không những thế, luật pháp quốc gia cũng bắt buộc xe phải kiểm định chất lượng hàng kỳ nhằm đảm bảo an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông và dễ dàng quản lý chất lượng phương tiện.
1. Bảo dưỡng ô tô theo định kỳ
Kiểm tra bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ tăng độ an toàn và tuổi thọ của xe, vậy khi đi bảo dưỡng định kỳ thường làm những công việc gì? làm thế nào? Bài viết sau đây sẽ nêu ra những kiểm tra cơ bản nhất của một ô tô khi đi bảo dưỡng định kỳ tại một garage.
2. Thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt
Thường khách hàng mang xe đi kiểm tra định kỳ thì xe đã sử dụng một thời gian khá dài, quãng đường đi được khá xa và xe thường báo nhớt (do mỗi lần thay nhớt đều được cài đặt và khi chạy đến số km được cài đặt thì xe báo). Công việc này khá đơn giản, thợ sửa xe nâng xe lên và tháo ốc xả nhớt để xả nhớt động cơ vô thùng nhớt xả cho sạch sau đó tháo lọc nhớt kiểm tra xem độ dơ của lọc.
Thường thì xe sẽ thay lọc sau lần thay nhớt thứ hai (hai lần thay nhớt một lần thay lọc). Sau khi kiểm tra xong và siết lại ốc xả nhớt, xe sẽ được châm đủ số lượng nhớt và chủng loại theo nhà sản xuất, yêu cầu của khách hoặc nhớt ở trung tâm bảo dưỡng.
3. Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ giữ vai trò khá quan trọng, nó giúp lọc sạch không khí trước khi không khí được hòa trộn với nhiên liệu đi vào buồng đốt. Nếu lọc gió bị rách thì bụi bẩn sẽ lọt qua và đi vào động cơ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ thậm chí gây các hư tổn cho máy. Còn nếu dơ quá thì nó sẽ bị nghẹt và không khí sẽ khó khăn để đi qua dẫn đến thiếu không khí để hòa trộn với nhiên liệu tạo hỗn hợp hòa khí lý tưởng.
Mỗi khi đi bảo dưỡng xe định kỳ bạn nên yêu cầu nhân viên kỹ thuật tháo lọc gió để kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ nó. Công việc khá đơn giản, chỉ cần tháo bô air, lấy lọc gió ra và thổi bụi, trường hợp lọc gió quá bẩn và bị nghẹt nên thay thế lọc mới đúng loại với lọc gió cũ của xe để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt cho động cơ. Các chuyên gia khuyên nên thay lọc gió ở mỗi 50.000km để đảm bảo động cơ luôn đủ không khí sạch khi hoạt động.
4. Kiểm tra lọc gió máy lạnh
Lọc gió máy lạnh cũng không kém phần quan trọng, tuy nhỏ bé nhưng công dụng lại cao, lọc gió máy lạnh giữ lại những bụi bẩn ô nhiễm từ không khí bên ngoài trước khi đi qua dàn lạnh vào không gian xe cho ta một luồng khí mát mẻ trong lành. Nếu lọc gió bị bụi bẩn nhiều gây nghẹt sẽ làm xe mau lạnh khi mở điều hòa và có thể có mùi khó chịu do dơ bẩn. Vì vậy cần thường xuyên chăm sóc và vệ sinh bộ phận nhỏ này để luôn an tâm mỗi khi sử dụng xe với hệ thống điều hòa mát mẻ.
Công việc kiểm tra lọc gió máy lạnh cũng khá đơn giản, chỉ cần tìm vị trí lọc (thường nằm trong cabin hoặc phía ngoài trước kính trước xe ngay dưới capo xe), tháo ra và vệ sinh hoặc thay thế nếu quá dơ. Sổ tay kĩ thuật ô tô khuyên nên thay lọc gió máy lạnh sau 15.000 - 20.000km nhưng thực tế với thời tiết và điều kiện đường sá nhiều bụi bẩn bạn có thể thay thế chiếc lọc này sớm hơn.
5. Kiểm tra thắng (phanh)
Thắng (phanh) xe là bộ phận làm việc vất vả, chịu áp lực và nhiệt độ cao khi làm việc, nhất là trong điều kiện đường sá đông đúc như ở Việt Nam, khi di chuyển trên đường phố ta phải liên tục sử dụng thắng những lúc cao điểm và điều này tất nhiên làm bố thắng mau mòn, sau một thời gian hoạt động nó cần được vệ sinh để tránh làm xước đĩa khi bị dính bẩn và tăng độ ma sát khi thắng. Nếu kiểm tra mà thấy bố thắng mòn đến giới hạn, bạn phải thay thế để đảm bảo tình trạng làm việc an toàn và hiệu quả của hệ thống phanh.
Việc kiểm tra hệ thống phanh đối với thợ sửa là công việc tương đối dễ, chỉ cần tháo bánh xe, tháo thắng để kiểm tra bố, kiểm tra heo dầu, vệ sinh bố nếu dơ và tra mỡ ắc thắng sau đó ráp lại. Trong trường hợp bố mòn nên thay thế bố đúng loại tương thích của xe để đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngoài dầu động cơ, các loại dầu khác như dầu hộp số, dầu thắng, dầu trợ lực lái, nước rửa kính và mực nước làm mát cũng phải bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng để xe luôn hoạt động trong tình trạng yên tâm nhất. Các mức dầu này luôn phải trong tình trạng đảm bảo và nước làm mát cũng thế, phải châm đầy đủ tránh tình trạng xe thiếu nước làm mát gây giải nhiệt cho động cơ kém. Ngoải ra thì việc kiểm tra và vệ sinh lọc xăng định kỳ cũng rất cần thiết để rửa sạch các cặn bẩn trong lọc xăng giúp cho lọc thông thoáng hơn để dễ dàng cho quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
Dù là siêu xe hay xe bình dân, xe xịn hay xe thường sau một thời gian sử dụng đều có sự hao mòn nhất đinh. Để đảm bảo xe luôn trong tình trạng an toàn và ổn định và kéo dài tuổi thọ của xe, bạn nên bảo dưỡng định kỳ các hệ thống trên xe và giữ chúng trong tình trạng tốt nhất.
9 vật dụng cần thiết cho xế hộp của bạn
Tuy chỉ là những vật dụng quen thuộc hàng ngày, nhưng sẽ có lúc chúng giúp bạn xử lý tốt những tình huống khẩn cấp trên đường
Hầu hết xe hơi ngày nay được thiết kế và trang bị nhiều công nghệ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tiện nghi và an toàn.
Tuy nhiên, có một số thứ cơ bản và rất cần thiết mà các nhà sản xuất không thể cung cấp cho bạn như đèn pin và đồng hồ đo áp suất lốp. Hai vật dụng này nằm trong số những thứ bạn nên có trên chiếc xe của mình nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện khi những công nghệ trên xe không thể làm được điều đó vào một ngày “đẹp trời”. Dưới đây là danh sách những vật dụng đó.
1. Đèn pin
Ngày nay, việc sỡ hữu một chiếc đèn pin bóng LED không hề khó. Chiếc đèn pin này sẽ phát huy tác dụng khi bạn thay lốp xe bị xẹp bằng lốp dự phòng hoặc xem xét máy móc khi trời đã nhá nhem tối.
Có thêm pin dự phòng cho đèn pin cũng là một sự chuẩn bị tuyệt vời. Ngăn chứa đồ trên xe là một nơi lý tưởng để cất giữ chúng.
2. Que đo áp suất lốp
Áp suất lốp thấp có thể khiến lốp bị nổ bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, nếu áp suất lốp thấp hơn tiêu chuẩn 0.4 kg/cm2 thì lượng tiêu thụ nhiên liệu sẽ tăng 5% và tuổi thọ của ta lông sẽ giảm 25%.
Do vậy, việc kiểm tra áp suất lốp định kỳ hàng tháng thực sự rất cần thiết. Với giá chưa đến 100.000 Đồng, bạn nên sắm ngay cho mình một que đo áp suất lốp và kiểm tra áp suất lốp thường xuyên nhằm bảo đảm cho sự an toàn cũng như túi tiền của bạn.
3. Bộ dụng cụ y tế
Bạn nên có một bộ dụng cụ ý tế trên xe với bông băng, gạc, thuốt sát trùng, thuốc chống say tàu xe, kéo và nhíp sẽ rất hữu dụng để bạn có thể tự mình sơ cứu các vết thương nhỏ cho chính mình và đặc biệt là khi đi cùng trẻ nhỏ.
Dụng cụ y tế trong xe ôtô
4. Dụng cụ thay lốp xe
Với những chiếc xe mới thì bộ dụng cụ này luôn đi kèm theo xe, nhưng với những chiếc xe đã qua sử dụng thì bạn nên chắc chắn rằng chiếc xe mình mua lại có đẩy đủ lốp dự phòng và dụng cụ thay thế.
Một điều đáng lưu ý nữa là chiếc lốp dự phòng của bạn cũng cần được bơm hơi đầy đủ với đúng áp suất tiêu chuẩn.
5. Dụng cụ đa năng
Bạn nên có bên mình bộ dụng cụ đa năng với những chức năng tối thiểu như dao, kìm, tuốc nơ vít nhiều đầu và kéo. Với những chức năng đó bạn có thể cắt, tước dây điện, xiết chặt bu lông bị lỏng hoặc gắp những chiếc cầu chì bị cháy.
Ngoài ra với một cuộn băng dính và một chút sáng tạo thì bạn có thể xử lý mọi tình huống khẩn cấp xảy ra với chiếc xe của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên có một chiếc mỏ lết trong bộ dụng cụ của mình.
6. Dây câu điện
Hãy thử tưởng tượng vào một ngày đẹp trời nào đó khi bạn tra chìa khóa và khởi động nhưng chiếc xe của bạn vẫn im lặng thì có thể ắc quy của bạn đã gặp vấn đề. Tuy nhiên chỉ cần một bộ dây câu điện và một người bạn để gọi trợ giúp hoặc bất kỳ một tài xế tốt bụng nào dừng lại giúp đỡ thì vấn đề của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn.
Bạn nên đọc kỹ cách kích điện để khởi động xe từ ắc quy ngoài được hướng dẫn cụ thể trong sách hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm tránh làm hỏng các thiết bị khác cũng như tránh làm bản thân bị thương.
7. Bản đồ
Hầu hết những chiếc xe hiện đại ngày nay đều đượng trang bị hệ thống dẫn đường GPS. Tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một tấm bản đồ giấy để phòng khi GPS mất tín hiệu.
Một tác dụng khác nữa là khi đi cắm trại, nếu quá thiếu thốn giấy để nhóm lửa thì tấm bản đồ sẽ là vật hi sinh rất tốt.
8. Khăn giấy
Bạn sẽ thấy khăn giấy sẽ khi ích khi bạn cần có cái để thấm vết cà phê đổ, lau que thăm dầu cũng như lau chùi các vết bẩn khác. Cũng như bản đồ, khăn giấy sẽ giúp việc nhóm lửa dễ dàng hơn khi cần thiết.
9. Găng tay
Một đôi găng tay lao động sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp xúc với các chi tiết nóng dưới mui xe hoặc đưa ống xả bị xệ vào đúng vị trí. Găng tay cung sẽ giúp việc thay lốp xe của bạn cũng sẽ dễ dàng và sạch sẽ hơn.
>> Xem thêm: Chọn mua xe BMW M6 cũ giá rẻ
8 lưu ý chọn và bảo dưỡng lốp xe
Lốp xe là bộ phận dễ bị ăn mòn sau một thời gian sử dụng. Có là tay lái lụa đi chăng nữa thì đều có thể rơi vào hoàn cảnh chiếc xe yêu quý của mình hết hơi, do cán đinh hoặc đá dăm trên đường một cách bất ngờ. Dù có thể gặp các tình huống này nhưng nếu thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra lốp xe và tuân thủ đúng các khuyến cáo của nhà sản xuất thì sự cố bất ngờ tại lốp xe cũng bớt được phần nào nguy hiểm.
Hay câu chuyện thích độ mâm, lốp lên để nhìn cho hoành tráng, mà đâu hiểu lốp không đúng chuẩn sẽ khiến cảm giác lái không thật. Ngoài ra, với các xe chạy những địa hình khác nhau thì việc chọn đúng lốp cho địa hình liên quan cũng là rất cần thiết nếu không muốn gặp những trở ngại đến từ lốp.
Tuy nhiên, chọn lốp, bảo dưỡng, kiểm tra lốp như thế nào và khi nào cần thay thì không phải bác tài nào cũng hiểu rõ. Nhất là chị em, lên xe chỉ có nhấn ga, đạp phanh.
Sau đây xin giới thiệu một số kinh nghiệm liên quan đến chọn và bảo dưỡng lốp để góp phần có những chuyến đi an toàn.
1. Chọn đúng loại lốp và thường xuyên bảo dưỡng:
Lý do: Bề mặt lốp rất quan trọng bởi đây chính là nơi tiếp xúc với mặt đường và chịu tải trọng của xe. Không những thế, bề mặt lốp còn là nơi truyền các thao tác như đánh lái, phanh hay tăng tốc. Đây cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp với các chướng ngại vật trên đường.
Có 3 loại lốp chính. Loại phổ thông nhất được ký hiệu là HT (Hard Terrain) chuyên đi đường nhựa, gai mịn, nhiều rãnh dọc giúp cho xe bám đường tốt kể cả khi đường ướt và nhất là không ồn.
Kế đến là gai AT (All Terrain) phù hợp cho mọi điều kiện đường sá, đường nhựa, đường cát, đường sình lầy hay tuyết và đường trải đá sỏi.
Lốp AT cứng hơn HT và có gai to hơn, ít rãnh dọc nên ồn hơn lốp HT và khả năng bám đường khi trời mưa có phần kém hơn.
Loại thứ 3 tức gai MT (Mud Terrain) được đặc biệt ưa thích để off road, chuyên đi sình lầy, lốp MT có gai to, đôi khi có cả gai hai bên thành lốp, khoảng cách giữa các gai lớn nhằm hạn chế khả năng sình bám vào gai lốp làm giảm độ bám đường.
Lốp MT không thích hợp cho đường nhựa, đường thành phố vì khả năng bám đường thấp hơn hai loại trên.
2. Kiểm tra độ mòn của lốp và độ sâu gai lốp
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, lốp cần được bơm đúng áp suất và tiến hành thay lốp trước khi mặt gai mòn tới 1,6 mm.
Lý do: độ mòn và độ sâu gai lốp giúp phân tán nước và làm giảm nguy cơ trượt nước. Việc sử dụng lốp có chất lượng, bảo đảm các yêu cầu về độ mòn và độ sâu gai lốp cũng giúp cải thiện quãng đường khi đạp phanh.
Tại một số nước phát triển, chiều sâu 1,6 mm còn được quy định trong luật, buộc người lái xe phải tuân thủ. Với thực tế cơ sở hạ tầng tốt, tốc độ lái xe bình quân từ 80-100 km/h ở các nước phát triển hay trên đường cao tốc thì việc kiểm tra độ mòn của lốp là không thể bỏ qua.
8 lưu ý chọn và bảo dưỡng lốp xe
3. Áp suất lốp: kiểm tra áp suất lốp trước khi khởi hành được xem là một thói quen tốt.
Lý do: Áp suất lốp phù hợp giúp tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình chạy xe. Một bộ lốp non sẽ khiến hông lốp lún xuống. Từ đó, kéo theo tình trạng gai trên mặt lốp và cả hông lốp cũng bị mòn. Ngoài ra, lốp non cũng làm tăng lực cản và nhiệt độ, khiến lốp bị mòn nhanh hơn hoặc thậm chí gây nổ lốp.
Áp suất lốp cao cũng khiến giảm tuổi thọ của lốp. Những chiếc lốp được bơm quá căng sẽ khiến lốp bị mòn ở giữa mặt lốp trong khi hai bên mặt lốp vẫn ở tình trạng khá tốt. Điều này cũng làm tăng tốc độ ăn mòn ở phần giữa mặt lốp và giảm tuổi thọ của lốp.
4. Cân mâm: cân bằng mâm sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của lốp, giúp bảo vệ lốp khỏi bị mòn bất thường, đồng thời giảm rung và nâng cao sự êm ái của lốp trên hành trình.
Theo khuyến cáo, lốp đi khoảng 50.000 km sẽ có những thay đổi về mặt kỹ thuật và nhất thiết phải quan tâm, kiểm tra.
5. Cân chỉnh thước lái: sử dụng thước lái để kiểm tra lốp có bị mòn nhanh và bất thường hay không? Nếu có, phải nhanh chóng kiểm tra góc đặt bánh xe.
Lý do: việc cân chỉnh thước lái bảo vệ lốp trước khỏi nguy cơ mòn nhanh bất thường, giúp người lái khi di chuyển với tốc độ cao, phải xử lý các tình huống bất ngờ đạt được những hiệu quả tốt hơn.
6. Lốp sau: theo khuyến cáo của các chuyên gia thì lốp mới nên lắp vào bánh sau và thường xuyên tiến hành đảo lốp.
Lý do: Thông thường, lốp trước sẽ mòn nhanh hơn lốp sau do phải chịu ma sát nhiều hơn khi ôm cua. Ngoài ra, lốp trước ở những xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước mòn nhanh hơn ở các xe khác.
Lốp mới được đảo đều khiến không bị mòn một bên, giúp người lái điều khiển xe tốt hơn khi phải phanh gấp hoặc cua sát. Đồng thời giúp giảm nguy cơ mất lái, nhất là trên đường trơn trượt.
Bám đường tốt hơn trong điều kiện thời tiết xấu. Nên định kỳ đảo lốp trước và lốp sau khi chạy được 10.000 km. Lưu ý kiểm tra lốp được lắp đúng vị trí về mặt trong, mặt ngoài
7. Van lốp: luôn đậy chặt nắp van và thay van mới khi thay lốp.
Lý do: giúp duy trì sự kín khí, giữ cho áp suất lốp không bị giảm, duy trì được tuổi thọ của lốp.
8. Sửa chữa lốp:
khi phát hiện tình trạng hỏng hóc liên quan đến bánh xe, lốp xe, sau khi thay lốp dự trữ để di chuyển tạm thời, cần nhanh chóng liên lạc với các cửa hàng, trung tâm lốp chuyên nghiệp, có chất lượng.
Lý do: các cửa hàng, trung tâm lốp chuyên nghiệp, hoặc được khách hàng tin cậy qua các lần sửa chữa trước đây sẽ đưa ra được những chẩn đoán đúng về tình trạng của lốp, phương pháp sửa chữa đúng để khắc phục hư hỏng và sẽ cân mâm, lắp lốp đúng tiêu chuẩn khi hoàn tất việc sửa chữa.
Điều này giúp cho khách hàng tránh được những phiền toái không đáng có hay tạo ra nguy cơ không an toàn trong quá trình lưu thông sau đó bởi đã chọn nhầm một cơ sở sửa chữa thiếu chuyên nghiệp mà có thể chỉ bởi vì giá rẻ hơn.