Ai cũng có nhu cầu sử dụng một chiếc điện thoại di động thông minh, tiện ích… Nắm bắt nhu cầu đó, thị trường điện thoại TPHCM gần đây luôn nhộn nhịp, vì thế mà hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng thi nhau tràn lan trên thị trường. Việc biết cách kiểm tra điện thoại chính hãng chính là bí kíp cần thiết cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm.
Cách kiểm tra điện thoại chính hãng
- Qua hình dáng, thiết kế bên ngoài
Cách kiểm tra điện thoại chính hãng đầu tiên đó là quan sát trực quan bên ngoài hình dáng và thiết kế của máy. Về kích thước, điện thoại chính hãng và điện thoại nhái đều như nhau, nhưng chú ý kĩ ta sẽ thấy khác nhau ở một số chi tiết mà điện thoại nhái không thể nào làm giả chuẩn xác được như logo, jack tai nghe, cổng sạc…
Ví dụ trường hợp Iphone 4 dùng khe sim nano nhưng điện thoại nhái lại dùng khe sim card. Điều này dễ nhận biết qua việc kiểm tra thiết kế của khe sim. Các thiết bị điện tử gia dụng được bán bởi các đại lý phân phối chính thức là hàng mới 100%, luôn có tem nhãn chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Vì vậy, khi quan sát máy từ trong hộp lấy ra nhưng không mới, có trầy xước, thiết kế, đường nét không đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì đó không phải là điện thoại chính hãng. Màu sắc, độ sắc nét, sự tinh tế trong thiết kế ở điện thoại thường cao hơn nhiều so với điện thoại nhái.
Nhưng cách kiểm tra điện thoại chính hãng này có nhược điểm là khó đối với những người mới sử dụng dòng sản phẩm đó lần đầu hoặc không áp dụng được đối với hàng xách tay.
Logo quả táo của IP5 chính hãng (phải) sắc nét hơn logo hàng nhái (trái). Tên thương hiệu được thiết kế dạng gương bóng nên chụp hình sẽ bị mờ (phải).
- Kiểm tra số IMEI và chế độ bảo hành
IMEI (International Mobile Equipment Identity) gồm 15 chữ số có ý nghĩa dùng để nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động. Bạn có thể kiểm tra số IMEI của điện thoại mình bằng cách bấm *#06#. Cách này áp dụng với hầu hết điện thoại, trừ một số trường hợp như Iphone.
Qua số IMEI chúng ta có thể kiểm tra được xuất xứ, kiểu điện thoại, hãng sản xuất, ngày tháng sản xuất. Và quan trọng nhất là kiểm tra thời hạn bảo hành của điện thoại. Vì nếu là điện thoại chính hãng thì phải có thông tin bảo hành của sản phẩm. Cách kiểm tra điện thoại chính hãng này được sử dụng nhiều và mức độ tin cậy cao. Khi kiểm tra số IMEI lưu ý là số IMEI trên thân máy (tháo pin sau máy sẽ nhìn được) phải trùng khớp với số kiểm tra bằng phần mềm.
Dòng Android: Samsung, Nokia, Sony là những hãng đã áp dụng chế độ bảo hành điện tử, ngay khi mua hàng sản phẩm sẽ được các đơn vị bán lẻ kích hoạt bảo hành trong vòng 24 giờ sau đó. Bạn kiểm tra thông tin bảo hành của máy bằng cách nhắn tin số IMEI tới tổng đài hoặc vào các trang web kiểm tra bảo hành của từng hãng sản xuất.
Với các hãng không áp dụng bảo hành điện tử như: HTC, Oppo, Asus, Phillips cách duy nhất là gọi đến tổng đài của từng hãng, đọc số IMEI và nhờ nhân viên tổng đài kiểm tra tình trạng bảo hành của máy.
Dòng Iphone: đối với việc kiểm tra số IMEI của Iphone thì bạn truy cập vào phần Giới thiệu (About) trong máy Iphone và xem số IMEI tại đó. Để kiểm tra thời hạn bảo hành của sản phẩm Iphone, bạn truy cập vào trang hỗ trợ dịch vụ của Apple sau đó nhập số IMEI của điện thoại vào và bấm tiếp tục (continue), thông tin về thiết bị và thời gian bảo hành sẽ xuất hiện.
Thế giới điện thoại TP.HCM rất đa dạng và phức tạp, nếu bạn chọn cách kiểm tra điện thoại chính hãng qua thời hạn bảo hành như trên mà không thấy thông tin về thời hạn bảo hành, thì có thể điện thoại mà bạn mua đã hết hạn bảo hành từ trước hoặc bạn đã mua phải hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Kiểm tra kỹ thuật
Cách kiểm tra điện thoại chính hãng qua kỹ thuật đòi hỏi phải có một số kiến thức am hiểu về cấu hình, thao tác của dòng điện thoại mà mình kiểm tra. Tuy công nghệ làm giả hiện giờ rất tinh vi, các máy điện thoại nhái có nhái y chang kiểu dáng bản chính nhưng sẽ có giao diện điện thoại khác hẳn điện thoại chính hãng.
Các giao diện khi mở khóa màn hình, màn hình chính, vị trí của các thanh công cụ của từng hãng đều có nét đặc trưng riêng mà không thể làm giả. Có thể kể đến một số giao diện đặc trưng của từng hãng như Samsung là TouchWiz, HTC là Sense, Sony là Timescape và LG là Optimus UI.
Đi sâu vào kỹ thuật, bạn sẽ thấy điện thoại nhái không có đủ các tính năng của điện thoại chính hãng. Ví dụ: Iphone 5 và Iphone 6 có chức năng nút Home nhận diện vân tay, Samsung Note 3,4, Galaxy S3,4,5 có tính năng cảm ứng không chạm và màn hình thông minh.
Ngoài ra, điện thoại nhái thường có camera mờ hơn so với độ phân giải của điện thoại chính hãng mà nhà cung cấp đưa ra, loa khi nghe gọi hay rè, âm thanh không trong, không rõ ràng, độ phân giải màu sắc của màn hình thấp.
Cách mua điện thoại cũ giá rẻ nhất tại Tp.HCM
- Tham khảo giá bán từ nhiều nguồn
Bước đầu tiên, bạn phải xác định giá tương đối của những chiếc điện thoại đang muốn mua. Cụ thể, bạn phải xác định xem chiếc điện thoại của mình có được nhiều người yêu thích, mong chờ hay nó đã rơi vào “dĩ vãng”.
Thí dụ iPhone 4 hiện nay vẫn đang là một smartphone khá “hot”, do đó giá mua vào sẽ cao hơn các điện thoại khác giá tương đương nhưng ít nổi tiếng hơn. Nhu cầu tìm mua mặt hàng này vẫn còn khá lớn nên mặc dù là hàng second-hand thì chiếc smartphone vẫn được bán với giá cao.
Việc tiếp theo bạn cần làm là lên các diễn đàn, các website rao vặt chuyên về mua bán để tham khảo giá của những chiếc điện thoại cũ. Điều này sẽ giúp bạn định giá được chính xác nhất và cũng đưa ra giá giúp bán được nhanh nhất có thể.
Cũng cần lưu ý bạn đọc là chỉ nên tham khảo giá bán tại các chủ đề (topic) thế giới điện thoại TPHCM mới được đăng trong khoảng 3 đến 10 ngày tính đến thời điểm hiện tại. Còn với những lời rao vặt cũ hơn, giá cả của nó nhiều khả năng không còn chính xác.
- Tra cứu thông tin điện thoại
Sau khi đã có được những thông tin cơ bản về giá bán của sản phẩm, bây giờ bạn tới kiểm tra trực tiếp chiếc điện thoại cũ muốn mua tại cửa hàng.
Cách làm đơn giản nhất là xem số IMEI của máy. Để thực hiện cách này, bạn nhấn phím *#06# để màn hình xuất hiện số IMEI của máy. Tiếp đó đem số IMEI này so sánh với số IMEI phía sau thân máy xem có trùng khớp không.
Một lưu ý quan trọng là gần như tất cả những chiếc điện thoại “xách tay” (ở đây mang nghĩa là hàng “dựng” với chất lượng kém) được bán trên thị trường đều không trùng khớp thông tin giữa máy và hộp. Vì thế, quan trọng nhất vẫn là IMEI sau lưng máy và IMEI hiện trên màn hình phải khớp nhau, với các máy chính hãng thì IMEI cũng phải trùng với IMEI in trên thẻ/giấy bảo hành và hộp.
- Xác định tình trạng mới cũ từ bên ngoài
Đương nhiên, ai cũng hiểu đi bán đồ cũ, yếu tố mới hay cũ hay đúng hơn là hiện trạng sản phẩm ảnh hưởng cực kỳ lớn tới giá trị của nó. Thời gian sử dụng và thời hạn bảo hành là hai yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay. Tất nhiên một chiếc điện thoại cũ còn thời gian bảo hành càng lâu thì giá bán sẽ lớn hơn nhiều so với những sản phẩm đã hết “đát”.
Việc tiếp theo cần xem xét là ngoại hình của máy. Máy được giữ cẩn thận không có vết xước đương nhiên giá sẽ khác với một thiết bị đầy "thương tích" trên thân (dù không ảnh hưởng gì đến hiệu năng sử dụng).
Một lưu ý bạn đọc là khi mua máy cũ, nên tránh mua những chiếc máy đã bị thay vỏ và bàn phím “lô” bởi chất lượng của những phụ kiện này hiện khá tệ, dễ gây tình trạng vỏ bị ọp ẹp hoặc kẹt phím.
Hơn nữa một chiếc điện thoại chưa phải sửa chữa hoặc bảo hành sẽ có giá cao hơn nhiều so với một sản phẩm không còn “zin”. Để xác định được thông số kỹ thuật này bạn đọc cần chú ý đến tem bảo hành, tình trạng ốc vít trên thân máy, đặc điểm màn hình điện thoại…
- Định giá dựa vào chức năng của điện thoại
Như bao sản phẩm khác, điện thoại cũng có những thông số đặc trưng mà rất nhiều người quan tâm. Đương nhiên, nó cũng ảnh hưởng nhiều tới giá của điện thoại nên là một trong những yếu tố bạn cần cân nhắc.
Hai thông số nhiều người quan tâm khi mua điện thoại cũ (đặc biệt là điện thoại cũ giá rẻ) là thời lượng pin và sóng. Yếu tố này ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sử dụng, nó còn được coi là thước đo đánh giá khá chính xác độ mới cũ sản phẩm.
Với những điện thoại thông minh, bạn nên tiến hành kiểm tra thêm các chức năng chụp ảnh, quay phim, Bluetooth, GPS, kết nối với máy tính,… Những chức năng này có thể đôi khi không cần thiết đối với vài người nhưng nó cũng thông báo cho bạn phần nào tình trạng của chiếc điện thoại bạn định mua.
Mặt khác, nhiều người thường quên kiểm tra các kết nối cơ bản của máy như ngõ cắm sạc, tai nghe, cáp kết nối,… Đã có khá nhiều trường hợp máy mua vể rồi mới biết thiết bị không thể sạc hay sử dụng tai nghe được.
- Các phụ kiện và hộp
Một sự thật rằng dù không mấy ảnh hưởng nhưng đồ full box (đầy đủ hộp) và đồ no box (không hộp) có giá chênh lệch nhau rất nhiều. Rõ ràng, full box luôn đem lại cảm giác tin tưởng (về nguồn gốc xuất xứ) hơn hẳn so với các sản phẩm "mất box".
Phụ kiện chính hãng cũng sẽ làm cho điện thoại của bạn có giá cao lên rất nhiều. Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm cao cấp như iPhone. Ai cũng biết là phụ kiện chính hãng Apple đắt thế nào và đương nhiên, một sản phẩm có phụ kiện "zin" có giá cao hơn rất nhiều khi không có.
Một số lưu ý khi mua smartphone cũ tại TP HCM
- Kiểm tra hình thức bên ngoài
Khi xem máy thì điều quan trọng nhất là kiểm tra hình thức bề ngoài của máy. Hình thức bề ngoài có thể nói cho bạn biết rất nhiều về cách người chủ trước sử dụng máy. Tất cả các dấu hiệu như đầu vít của máy bị xước nghiêm trọng, bị toét hoặc con vít khác màu, sai chủng loại đều cho thấy máy từng bị cạy mở.
Điểm thứ 2 mà nhiều người "săm soi" rất kĩ khi chọn mua điện thoại là các vết móp, sứt sẹo trên thân máy. Các cú rơi thường gây hậu quả rất trực tiếp và dễ nhận biết trên thân máy thông qua các vết xướt này, nếu máy ở thời điểm bạn kiểm tra vẫn hoạt động bình thường tức là các lần rơi đó không làm ảnh hưởng quá nhiều tới phần cứng của máy.
- Kiểm tra màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần kiểm tra trước khi mua bất kỳ một chiếc smartphone nào dù mới hay cũ. Có hai bước thường được sử dụng để kiểm tra màn hình smartphone.
Trước tiên, bạn nhấn đè một biểu tượng chương trình trên màn hình để máy chuyển sang chế độ sắp xếp các biểu tượng. Sau khi đưa điện thoại về chế độ này, bạn giữ tay kéo một biểu tượng trên màn hình theo các phương ngang, dọc, đường chéo để chắc chắn rằng màn hình không hề có khu vực nào bị liệt cảm ứng.
Nếu có, bạn sẽ không thể kéo biểu tượng này dễ dàng khắp nơi trên màn hình.
- Kiểm tra kết nối
Sau các bước trên, bạn kiểm tra tiếp đến các kết nối Wi-Fi và 3G xem có kết nối được không. Bạn nên yêu cầu được reset máy về tình trạng ban đầu để kiểm tra, bởi một số lỗi có thể được sửa chữa tạm thời bằng ứng dụng chạy trên máy. Bên cạnh đó, cũng phải xem camera, gọi điện thoại và nhắn tin xem những tính năng này có hoạt động tốt hay không.
- Kiểm tra tình trạng bảo hành
Mặc dù mua thiết bị cũ nhưng nếu vẫn còn trong thời gian bảo hành chính hãng thì bạn vẫn an tâm hơn so với máy trôi nổi. Bạn nên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ bảo hành và kiểm tra số IMEI trên thân máy có trùng khớp với IMEI trên giấy hay không bằng cách nhấn *#06# hoặc xem ở khe chứa pin của máy.
- Kiểm tra các phụ kiện đi kèm theo máy
Nếu một người chủ cẩn thận, họ sẽ luôn bảo quản tốt máy lẫn các phụ kiện đi kèm, bạn nên chọn mua những smartphone còn đầy đủ phụ kiện và hộp để bảo đảm ít rủi ro nhất. Trong trường hợp có đầy đủ phụ kiện, bạn cũng nên kiểm tra thử xem các phụ kiện này có đúng chính hãng hay là hàng nhái trôi nổi hay không bằng cách nghe tai nghe, sạc thử sạc khoảng 30 phút.
Nguồn: http://thegioidienthoai.com.vn/the-gioi-dien-thoai-tp-hcm-104.html