Thế giới điện thoại Nokia cảm ứng
Thế giới điện thoại Nokia cảm ứng, 289, Minh Thiện, NhaDatVip.Com
, 30/12/2015 21:05:27Trong công cuộc chạy đua giành thị phần, Nokia đã có những bước tiến ngoạn mục ở dòng “dế” cảm ứng. Khách hàng có thể lựa chọn rất nhiều sản phẩm từ bình dân cho đến cao cấp.
10 điện thoại cảm ứng đáng dùng nhất của Nokia
Dưới đây là những điện thoại cảm ứng được đánh giá đáng chọn nhất của Nokia hiện nay.
1. Lumia 920 (14 triệu đồng)
Lumia 920 sở hữu màn hình kích thước 4,5 inch, với công nghệ hiển thị PureMotion HD+ độ phân giải 720p thay vì sử dụng màn hình AMOLED. Camera của Lumia 920 có độ phân giải 8 megapixel và được tích hợp công nghệ PureView của hãng, cho chất lượng ảnh chụp cực nét. Nokia vẫn trung thành với thương hiệu ống kính Carl Zeiss, và camera trên Lumia 920 có khả năng quay phim 1080p với đèn flash LED trợ sáng.
Lumia 920 chạy chip Snapdragon S4 lõi kép tốc độ 1,5GHz, RAM 1GB. Bộ nhớ trong của máy có độ lớn 32GB và đi kèm 7GB bộ nhớ lưu trữ đám mây từ dịch vụ Sky Drive. "Dế" chỉ nặng 185 gram và có hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD.
2. Lumia 820 (11 triệu đồng)
Lumia 820 sở hữu kích thước 123,8 x 68,5 x 9,9 (mm) và nặng 160 gram, thu hút người dùng nhờ phong cách riêng biệt, độc đáo của mình. "Dế" có màn hình hiển thị AMOLED 4,3 inch với độ phân giải màn hình 800 x 480 pixel. Hình ảnh trên màn hình AMOLED này được hiển thị tự nhiên, với nhiều màu sắc và hình ảnh sống động. Cùng với đó là bộ xử lý Qualcomm S4 1,5GHz, giúp người dùng mở các ứng dụng với tốc độ cao và lướt web nhanh chóng. Ngoài ra, Lumia 820 còn được trang bị máy ảnh 8 megapixel với ống kính khẩu độ f/2.2 và độ dài tiêu cự 26 mm.
3. Lumia 900 (11 triệu đồng)
Lumia 900 chạy Windows Phone với màn hình cảm ứng rộng 4,3 inch dùng công nghệ Clear Black. Lumia 900 được trang bị chip lõi đơn tốc độ 1,4GHz, RAM 512MB và đi kèm bộ nhớ trong 16GB. Máy gây chú ý với màn hình Super AMOLED Clear Black 4,3 inch, độ phân giải 480 x 800 pixel. Màn hình của Lumia 900 cho khả năng hiển thị rất tốt, khá sắc nét với màu sắc rực rỡ, độ tương phản cao. “Dế” có camera 8 megapixel cùng hai đèn flash LED.
4. Lumia 800 (10,6 triệu đồng)
Lumia 800 là smartphone đầu tiên của Nokia sử dụng hệ điều hành Windows Phone dành cho di động của Microsoft. Model này thừa hưởng thiết kế độc đáo của mẫu Nokia N9, với thân nguyên khối được làm từ chất liệu polycarbonate. Máy trang bị bộ xử lý đơn nhân tốc độ 1,4GHz, 512MB RAM, camera 8 megapixel quay phim 720p. Màn hình ClearBack AMOLED 3,7 inch, độ phân giải 480 x 800 pixel, được bảo vệ bằng kính cường lực chống trầy xước Gorilla.
Nokia Lumia 800 là dòng điện thoại cao cấp trong thế giới điện thoại Nokia cảm ứng, phục vụ tốt công việc văn phòng cũng như giải trí. "Dế" có thiết kế nguyên khối với 4 màu đen, xanh dương, hồng và trắng. Lumia 800 tích hợp tất cả các mạng xã hội Facebook, Twitter, LinkedIn. Người dùng sẽ kết nối Internet với trình duyệt Internet Explorer 9.
5. Lumia 710 (6,3 triệu đồng)
Lumia 710 chạy Belle, máy cầm trên tay chắc, các thao tác trên màn hình mượt mà bởi chip xử lý đơn 1,4GHz. Giao diện, cách sử dụng trên 710 tương tự Lumia 800 hay 900. Người dùng có thể cài đặt phần mềm từ Marketplace. Nokia cũng giới thiệu bộ gõ riêng được viết cho máy, nhưng cách sử dụng còn phức tạp bằng cách mở ứng dụng, viết và chọn tiện ích để chia sẻ đoạn văn bản.
“Dế” có vi xử lý lõi đơn Qualcomm MSM8255 Snapdragon tốc độ 1,4 GHz, đồ họa Adreno 205, RAM 512MB và màn hình cảm ứng điện dung 3,7 inch. Lumia 710 được Nokia rút gọn đôi chút với camera độ phân giải 5 megapixel.
6. Lumia 620 (5 triệu đồng)
Nokia đã áp dụng công nghệ “dual-shot” cho Lumia 620, Máy bao gồm 2 lớp màu, lớp polycabonate trong suốt và lớp màu phía dưới thiết bị. Hai màu sắc được trộn lẫn với nhau, tạo nên cho lớp vỏ một kết cấu màu sắc khá hài hoà và bắt mắt. Máy có tổng cộng 7 màu xanh lá, cam, đỏ, vàng, xanh da trời, trắng và sau cùng là đen.
"Dế" khá dày 11 mm và nặng 127 gram. Với 3,8 inch, kích cỡ này nhỏ nhắn hơn khá nhiều điện thoại trên thị trường hiện nay. Lumia 620 được tích hợp màn hình ClearBlack, độ phân giải 800 x 480 pixel. Là một thiết bị Windows Phone 8, Lumia 620 được trang bị trình duyệt Internet Explorer 10, 7GB lưu trữ miễn phí trên Microsoft SkyDrive, và cửa hàng trực tuyến Xbox.
7. Lumia 610 (4,2 triệu đồng)
Nokia Lumia 610 là điện thoại thông minh thuộc dòng sản phẩm Lumia. Người dùng có thể truy cập Facebook ngay trong danh bạ, thư mục Hình ảnh, chat Facebook ngay trong tin nhắn từ “dế”. Nokia Lumia 610 cũng giúp duyệt web nhanh chóng và dễ dàng với Internet Explorer 9.
Nokia Lumia 610 đã có sẵn ứng dụng đánh tiếng Việt (Viet Keyboard), Nokia Maps, Nokia Drive. Ngoài ra, người dùng còn có thể tải hàng ngàn ứng dụng (hơn 80 ngàn) trong Windows Marketplace để cá nhân hoá trải nghiệm. Camera 5MP auto-focus, màn hình lớn 3.7-inche, Nokia Lumia 610 là sản phẩm hòa quyện giữa chất lượng và cảm hứng.
8. Nokia Asha 311 (2,7 triệu đồng)
Asha 311 cũng sở hữu màn hình 3 inch nhưng chất lượng cao hơn. Asha sử dụng màn hình cảm ứng điện dung độ phân giải WQVGA. Camera của Asha 31 có độ phân giải 3,2 MP Asha 311 sử dụng bộ xử lý tốc độ 1GHz, bộ nhớ trong 256MB, khe cắm thẻ microSD, kết nối Bluetooth 2.1, đa băng tần WCDMA, cổng microUSB và giắc tai nghe chuẩn 3,5mm.
“Dế” sở hữu kích thước 106 x 52 x 12,9mm và nặng 95 gram. Thiết bị được trang bị đầy đủ cảm biến gia tốc, cảm biến tiệm cận và cảm biến ánh sáng; pin dung lượng 1.100mAh. Asha 311 được trang bị đầy đủ kết nối cao cấp như 3G, Wi-Fi cho phép người dung lướt web hay truy cập vào các mạng xã hội dễ dàng... Sản phẩm được cài sẵn các game nổi tiếng như Angry Birds hay các game của EA.
9. Nokia Asha 300 (2,5 triệu đồng)
Asha 300 có kiểu dáng dạng thanh, màn hình cảm ứng cùng giao diện Symbian. Điện thoại này được xem là model tiếp nối dòng "chạm và bấm" của Nokia, có vi xử lý tốc độ 1GHz. Một số tính năng đáng chú ý khác của "dế" như camera 5 megapixel, độ phân giải tối đa 2.592 x 1.944 pixel, với giao diện cải tiến trông giống trên Symbian, hỗ trợ cả chụp ảnh khung hình đứng và nằm, kèm nhiều lựa chọn và điều chỉnh khác.
Asha 300 có RAM 128MB, hỗ trợ các kết nối 3G, HSDPA, Bluetooth. Máy cũng được tích hợp một số mạng xã hội cơ bản như Facebook, Twitter... Ứng dụng Facebook hỗ trợ khá đầy đủ các tính năng thông thường như xem tin nhắn, yêu cầu kết bạn và lời mời tham dự các sự kiện, viết lên trang của bạn bè, xem thông tin cá nhân, đăng ảnh... Máy được trang bị pin 1.110 mAh cho thời gian chờ lên tới 600 giờ, đàm thoại trên 4 tiếng ở mạng 3G. Theo Nokia, máy có thể nghe nhạc trong 28 giờ liên tục. Asha 300 với 2 màu đỏ và xám đen để người dùng lựa chọn.
10. Nokia Asha 306 (2 triệu đồng)
Ngoài màn hình cảm ứng điện trở với độ phân giải 400 x 240 pixel và mật độ điểm ảnh 155 ppi, Asha 306 được trang bị RAM 32MB, bộ nhớ trong 10MB, ROM 64MB (cho mở rộng dung lượng thêm 32GB qua khe gắn thẻ microSD), camera mặt sau 2 megapixel, pin 1110 mAh.
“Dế” được thiết kế với độ dày 12.8 mm và trọng lượng 98.3 g, được cài sẵn trình duyệt Browser 2.0, bản đồ và các ứng dụng mạng xã hội, cho phép cài thêm 40 trò chơi nổi tiếng của hãng EA và Angry Birds. Máy được hỗ trợ mạng WLAN, hỗ trợ chơi video thông qua GPRS hoặc WLAN, trang bị kết nối mạng qua Wifi.
Những thói quen “chết người” khi dùng điện thoại Nokia cảm ứng
Trong bài viết này là những thói quen sử dụng điện thoại cảm ứng không tốt, qua đó bạn đọc có thể rút ra được những kinh nghiệm khi sử dụng điện thoại của mình.
Smartphone đang ngày càng phổ biến và trở thành quan trọng hơn trong cuộc sống của con người. Đâu đâu cũng thấy smartphone: người già, trẻ nhỏ, công chức, sinh viên,... Hầu như ở các đô thị, smartphone là “điều kiện cần và đủ” để gia nhập vào cuộc sống tấp nập, hối hả nơi đây.
Tuy nhiên, trong khi hàng ngày sử dụng thiết bị thông minh rất tiện ích này, chúng ta vẫn có những thói quen xấu, không chỉ xấu cho thiết bị, mà còn ảnh hưởng cả đến sức khỏe của bản thân.
Bài viết này sẽ điểm qua những thói quen sử dụng điện thoại không tốt, qua đó bạn đọc có thể rút ra được những kinh nghiệm khi sử dụng điện thoại của mình.
Sai lầm 1: Sạc điện thoại qua đêm
Vấn đề này e rằng bất cứ ai dùng smartphone đều mắc phải, đặc biệt là nếu bạn sử dụng những smartphone mạnh mẽ, cao cấp với hiệu năng xử lí mạnh.
Với công nghệ chip xử lí “tiến hóa” quá nhanh, vượt xa công nghệ làm pin, thời lượng pin của smartphone ngày nay thường chỉ loanh quanh trong 1 ngày, nếu như sử dụng đầy đủ tính năng. Sau 1 ngày hoạt động miệt mài, đến buổi đêm, điện thoại của chúng ta thường “pip pip” đòi “ăn”. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm thứ nhất này.
Có rất nhiều người cho rằng pin của những thiết bị mới có mạch ngắt nguồn nên không cho dòng điện vào pin khi pin đã đầy. Đó là một suy nghĩ đúng, nhưng không phải chính xác. Việc làm này làm pin nhanh chai do khi bị sạc trong thời gian dài, nhiệt độ pin sẽ cao lên, các điện tử hoạt động nhiều và dần mất “hoạt tính”, lâu dần sẽ làm chai, giảm thời lượng. Nhiệt độ cao cũng dễ làm pin bị phồng rộp.
Tốt nhất, ngay khi về đến nhà, bạn hãy sạc điện thoại, trước khi đi ngủ thì rút sạc. Còn nếu bắt buộc phải sạc qua đêm, hãy đảm bảo tắt máy trước khi sạc. Điều đó sẽ hạn chế phần nào việc tăng nhiệt độ khi sạc pin.
Sai lầm 2: Để điện thoại thường xuyên ở túi áo, quần
Rất nhiều nghiên cứu khoa học, cũng như rất nhiều tin đồn lan truyền trên các trang mạng cho rằng việc để điện thoại ở các vị trí này sẽ làm hại đến các bộ phận “nhạy cảm” (đặc biệt là nam giới). Có điều này là vì điện thoại, đặc biệt là khi nhận cuộc gọi/tin nhắn, là một nguồn phát/thu nhận sóng điện từ mạnh, và sẽ có tác động đến các tế bào, bộ phận trong cơ thể người.
Tốt nhất, nếu có thể nên đặt điện thoại trong cặp xách (khi đi đường), hoặc đặt ở trên bàn (nếu ở văn phòng). Hoặc một giải pháp thuận tiên hơn, đó là bạn có thể sử dụng một chiếc bao da đeo thắt lưng, mặc dù điều này so với việc để trong túi quần cũng… không khác nhau là mấy.
Sai lầm 3: Rút nóng cáp usb khi đang kết nối với PC
Do cơ chế Safely Remove của Windows hơi “củ chuối”, nên nhiều khi mọi người bỏ qua thao tác này. Điều này dẫn đến việc tuổi thọ của thẻ SD vốn đã thấp lại càng dễ bị shock và hỏng nhanh hơn.
Sai lầm 4: Lười vệ sinh điện thoại
Như ta đều biết, điện thoại ngày nay được sử dụng với cường độ cao, do đó dễ gây ra nhiều vết bẩn, xước, dính nhiều thứ bụi bẩn, mồ hôi,... Theo như một nghiên cứu, bàn phím (hoặc màn hình điện thoại ít được lau chùi), có độ bẩn không thua kém gì … bồn cầu.
Chúng ta nên thỉnh thoảng vệ sinh lại chiếc điện thoại yêu quí của mình, đừng để đến khi “sự đã rồi”, mắc bệnh gì đó hoặc các phím bị kẹt vì bụi bẩn mới chịu “ra tay” thì đã muộn.
Sai lầm 5: Thiết lập độ sáng màn hình cao
Độ sáng màn hình điện thoại ngày nay được cố gắng nâng lên cao, vì chúng ta ngày càng sử dụng ngoài trời nhiều hơn, cần một độ sáng cao để hình ảnh được rõ ngoài trời nắng.
Thế nhưng, độ sáng cao lại là nguyên nhân gây mỏi mắt chính cho người dùng điện thoại. Vì vậy, khi trời tối, hoặc khi ở trong nhà, tốt nhất ta nên thiết lập lại độ sáng, có lẽ không nên quá 50%. Ánh sáng này làm dịu mắt hơn, đặc biệt với những người có tật về mắt như cận thị chẳng hạn.
Sai lầm 6: Cố gắng sử dụng điện thoại khi sắp hết pin
Xin khẳng định với bạn một điều, đây là cách dễ dàng nhất để làm hại đến bộ não của chúng ta bằng điện thoại di động.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi điện thoại chỉ còn 1 vạch (khoảng dưới 20% pin), sóng điện từ phát ra từ điện thoại mạnh hơn gấp 1000 lần so với khi pin đầy. Với cường độ này, chỉ cần gọi trong 10 phút (nếu điện thoại còn chưa hết pin), người dùng sẽ gặp ngay các hiện tượng cấp tính như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng.
Tốt nhất, hãy sạc điện thoại của bạn trước khi thực hiện cuộc gọi, hoặc sử dụng tai nghe nối dài.
Sai lầm 7: Đưa điện thoại lên tai khi phía bị gọi chưa đổ chuông
Đây là một trong những lúc điện thoại phát sóng mạnh nhất để "truy tìm" người gọi ở đầu dây kia. Tác hại tương tự như ở trường hợp trên.
7 điều người dùng 'ngộ nhận' và hiểu sai về pin Nokia cảm ứng
1. Sạc nhiều lần sẽ làm hỏng pin
Không biết bạn đã nghe thông tin này từ đâu, nhưng việc sạc điện thoại nhiều lần không ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của pin. Thực chất thì tuổi thọ của pin không liên quan đến số lần sạc mà phụ thuộc chủ yếu vào chu kỳ sạc. Trong khi đó, chu kỳ sạc pin tùy thuộc vào dung lượng, chứ không phải số lần sạc. Ví dụ, nếu viên pin của bạn là 2000 mAh và sạc được 50% thì viên pin đó cần sạc thêm 1.000 mAh nữa mới hoàn tất một chu kỳ sạc.
Mỗi viên pin đều có tuổi thọ pin hữu hạn hay nói cách dễ hiểu hơn là có số chu kỳ sạc nhất định. Thông thường pin smartphone có chu kỳ sạc trên 1.000 lần (tầm khoảng 3-4 năm) nên bạn không cần quá lo lắng. Với tốc độ ra mắt các smartphone hiện nay bạn sẽ thay một chiếc điện thoại mới trước khi thấy pin "chết". Tốt nhất bạn cứ thoải mái sạc điện thoại khi cảm thấy cần.
2.. Đợi hết pin hãy sạc
Ban đã bao giờ sạc điện thoại khi pin chỉ còn gần mức 0%? Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến smartphone của bạn sau những ngày dài không dùng bị ngưng hoạt động. Lý do vì một số cell pin có thể mất khả năng hoạt động khi ở mức pin quá thấp, vậy nên tốt nhất hãy để pin điện thoại của bạn luôn ở mức 50% đến 80%.
Tuy nhiên cần lưu ý: Bạn nên xả pin (dùng đến khi máy tự tắt) một tháng một lần sau đó nạp đầy, việc này sẽ giúp tăng tối đa tuổi thọ pin.
3. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến pin
Bạn có chắc pin "vô cảm" trước nhiệt độ. Thực sự, nhiệt độ là một trong những nguyên nhân khiến pin sụt nhanh, nguy hiểm hơn, ở nhiệt độ quá cao pin có thể gây ra tai nạn cháy nổ (dù không phổ biến nhưng đã có nhiều vụ tai nạn như vậy). Bây giờ chắc bạn đã hiểu tại sao các nhà sản xuất đều đưa ra cảnh báo: tránh xa nguồn nhiệt, không tự ý hủy hay bỏ điện thoại vào thủng rác công cộng. Bạn nên lưu ý việc dùng ốp lưng khi sạc pin có thể sẽ làm điện thoại nóng lên. Do đó, tránh sạc ở những nơi giữ nhiệt, dễ cháy nổ hay nơi không thông thoáng.
Tuy nhiên, nhiệt độ thấp cũng không tốt cho viên pin của smartphone. Khi nhiệt độ giảm xuống 0 độ, smartphone của bạn có thể hoạt động không được ổn định và hao pin nhanh hơn bình thường (trường hợp này phổ biến ở những nước phương tây).
4. Điện thoại hoạt đông liên tục không ảnh hưởng gì đến pin
Sai! Smartphone hay bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng cần có lúc được "nghỉ ngơi". Vì vậy, một tuần bạn nên tắt điện thoại một vài lần, đặc biệt khi bạn ngủ. Tắt điện thoại tạo cơ hội cho máy khởi động lại giúp hiệu chỉnh những lỗi ứng dụng phát sinh trong quá trình sử dụng và vô hiệu những ứng dụng đang âm thầm chạy ngầm, gây tốn pin mà bạn không biết.
5.. Không nên dùng điện thoại khi đang sạc
Bạn lo sợ điều này khi đã thấy vài thông tin về những vụ nổ điện thoại lúc vừa dùng vừa sạc. Điều này không đúng hoàn toàn, trên thực tế thì điều này thường xảy ra trong những trường hợp dùng phụ kiện cáp sạc kém chất lượng của bên thứ ba, không phải là cáp sạc đạt tiêu chuẩn đi kèm theo máy của nhà sản xuất. Nếu không an tâm và cẩn thận hơn, khi thấy điện thoại của mình nóng quá mức bạn nên tránh sử dụng tiếp.
6. Không cần sạc điện thoại khi không dùng đến
Bạn có một chiếc smartphone không dùng tới và muốn cất để dành sau này sử dụng hoặc làm kỷ niệm. Điều cần làm là nên sạc pin khoảng 50% và để ở nơi khô ráo, không bị ẩm. Định kỳ khoảng 6 tháng một lần, bạn kiểm tra pin và sạc lại về mức 50% nếu pin bị hao nhiều. Vì điện thoại mặc dù không dùng nhưng nếu để hết pin quá lâu sẽ có thể làm pin rơi vào trạng thái hết pin sâu, khi bạn cần dùng lại thì pin có thể không sạc vào được nữa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sạc đầy vì nó có thể khiến pin giảm công suất và giảm tuổi thọ.
Những điều này bạn đã từng nghĩ như vậy? Theo bạn những điều trên có đúng không?
Mua bán điện thoại Nokia cảm ứng nhanh nhất ở đâu?
Xem thêm những điện thoại Nokia cảm ứng mới nhất tại Muabannhanh.com. Để cập nhật những thông tin về các dòng điện thoại Nokia cảm ứng hiện đại, chất lượng nhất, hãy xem ngay: Mua bán điện thoại
Nguồn: http://thegioidienthoai.com.vn/the-gioi-dien-thoai-nokia-cam-ung-117.html
Thế giới điện thoại Nokia cảm ứng Tổng hợp kinh nghiệm