NhaDatVip.Com

Tư vấn Thủ tục làm sổ đỏ cho đất mua giấy tay, những thủ tục Bán nhà đồng sở hữu, thủ tục làm sổ đỏ đối với đất thừa kế

Hỏi: Cuối năm 2010, tôi Mua đất bằng giấy tay để cất nhà ở Bình Dương, diện tích 70m2, hiện vẫn chung sổ đỏ của chủ đất. Khi tôi muốn tách sổ, chủ đất bảo ông không làm được do phải làm thủ tục lên thổ cư cho mảnh đất đó.Trong trường hợp này tôi cần làm thủ tục gì để tiến hành hợp thức hóa mảnh đất?Trả lời: Điều 17 Nghị định 84/2007 của Chính phủ quy định diện

Hỏi: Cuối năm 2010, tôi Mua đất bằng giấy tay để cất nhà ở Bình Dương, diện tích 70m2, hiện vẫn chung sổ đỏ của chủ đất. Khi tôi muốn tách sổ, chủ đất bảo ông không làm được do phải làm thủ tục lên thổ cư cho mảnh đất đó.
Trong trường hợp này tôi cần làm thủ tục gì để tiến hành hợp thức hóa mảnh đất?
Trả lời:
Điều 17 Nghị định 84/2007 của Chính phủ quy định diện tích tối thiểu được tách thửa do UBND cấp tỉnh quy định với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Ở Bình Dương, theo Quyết định 36/2011 của UBND tỉnh, diện tích tối thiểu đối với đất ở, đất nông nghiệp được phép tách thửa, như sau: Tại các phường ở thị xã, đất ở là 60m2, đất nông nghiệp là 100m2; tại các xã ở thị xã lần lượt là 100m2 và 400m2; tại các thị trấn của huyện thì đất ở là 80m2, đất nông nghiệp là 500m2; tại các xã ở huyện lần lượt là 100m2 và 1.000m2.
Ngoài quy định về diện tích tối thiểu nói trên, Quyết định 36 còn có những quy định khác về điều kiện để được tách thửa là các thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi được tách thửa phải có diện tích không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu được quy định tại quyết định này. Thửa đất sau khi được tách thửa phải có chiều rộng mặt tiền từ 4m trở lên.
Đối với đất nông nghiệp, sau khi tách thửa phải sử dụng đúng mục đích. Việc chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích khác phải căn cứ vào quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chung xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được phê duyệt.
Do ông không nói rõ phần diện tích đất ông mua ở đâu thuộc tỉnh Bình Dương, tổng diện tích đất của thửa đất trước khi chuyển nhượng cho ông là bao nhiêu, quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất tại địa phương đó như thế nào, nên chúng tôi chưa thể tư vấn cụ thể là phần diện tích này có đủ điều kiện để tách thửa và chuyển mục đích qua đất ở được hay không.
Do vậy, ông cần tham khảo thêm tại Quyết định 36/2011 của UBND tỉnh Bình Dương và liên hệ với chính quyền cấp huyện tại nơi có đất để được trả lời cụ thể. Trường hợp phần diện tích đất ông mua đủ điều kiện chuyển mục đích qua đất ở và được tách thửa, sau khi đã làm xong thủ tục này, chủ đất và ông cần đến cơ quan công chứng để làm hợp đồng chuyển nhượng đất.
Sau đó, ông liên hệ với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên-Môi trường cấp huyện và cơ quan thuế nơi có đất để làm thủ tục trước bạ sang tên, thực hiện các nghĩa vụ thuế, lệ phí cho Nhà nước.

Hỏi: Tôi và anh Thái có sở hữu chung một căn nhà tại quận Tây Hồ. Ngày 28/01/2010 Anh Thái đi du lịch tại Nga đến nay vẫn không có tin tức gì?
Anh Thái là trẻ môi côi không có anh em họ hàng thân thích. Nay do cần vốn đầu tư kinh doanh tôi muốn Bán nhà chung nói trên, tôi phải làm thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điểm 3, Khoản 1, Điều 96 Luật Nhà ở 2005: Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung vắng mặt mà đã được Tòa án tuyên bố mất tích thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 57 Nghị định 90/2006/NĐ-CP: Trước khi thực hiện việc bán căn nhà trên anh phải làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố anh Thái mất tích.
Phần tiền bán nhà tương ứng với phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của anh Thái theo giá trên hợp đồng, anh có trách nhiệm gửi vào Ngân hàng thương mại quận Tây Hồ.

Hỏi: Gia đình tôi được thừa kế mảnh đất từ ông nội nhưng không thể làm sổ bìa đỏ vì có 1 bác không ký vào giấy tờ để nhà tôi làm sổ đỏ.
Ông tôi để lại 2 bản di chúc: 1 bản viết tay và 1 bản đánh máy có người làm chứng và dấu của phường. Gia đình tôi làm như thế nào mới có thể làm sổ đỏ trên mảnh đất được thừa kế. Sổ đỏ của ông nội tôi vẫn còn.
Mong được giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
- Để được cấp sổ đỏ đối với quyền sử dụng đất do thừa kế người thừa kế cần làm các thủ tục sau:
Thứ nhất, Gia đình cháu cần mang bản di chúc đến UBND phường để tiến hành thủ tục công bố di chúc và khai nhận di sản thừa kế theo quy định, UBND phường sẽ xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của di chúc và xác định xem bác của cháu có quyền thừa kế đối với thửa đất đó không, sau đó UBND phường sẽ hướng dẫn, phân tích để gia đình cháu lập hồ sơ đăng ký và sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tại Điều 129 Luật đất đai quy định về trình tự, thủ tục đăng ký quyền thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất có nêu: Hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất gồm di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp người được nhận thừa kế là người duy nhất thì hồ sơ thừa kế gồm đơn đề nghị và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai, về cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Hồ sơ thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
Thứ ba, về thời gian giải quyết và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.