Hỏi: Cha mẹ anh K có lập di chúc để lại cho anh hơn 4.000m2 đất nông nghiệp trước khi qua đời. Anh K hiện định cư ở nước ngoài và không thuộc đối tượng Mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại Việt Nam.
Nay xin hỏi luật sư, anh K có thể bán mảnh đất trên lại cho tôi được không?
Trả lời:
Trường hợp bạn hỏi, nếu di chúc cha mẹ anh K lập hợp pháp thì anh K là người được hưởng di sản thừa kế do cha mẹ để lại theo di chúc. Để nhận hợp pháp khối tài sản này, anh K phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Trường hợp anh K là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ tại Việt Nam, nếu được nhận thừa kế QSDĐ tại Việt Nam thì có thể tặng cho hoặc chuyển nhượng QSDĐ mình được thừa kế cho người khác. Anh K có thể chuyển nhượng QSDĐ cho bạn theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 148 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP:
1. Bên nhận chuyển nhượng nộp một (1) bộ hồ sơ gồm có:
a. Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ;
b. Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
2. Việc chuyển nhượng QSDĐ được thực hiện như sau:
a. Trong thời hạn không quá bốn (4) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký QSDĐ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.
b. Trong thời hạn không quá ba (3) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký QSDĐ hoặc UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
c. Trong thời hạn không quá ba (3) ngày làm việc kể từ ngày bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký QSDĐ hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận QSDĐ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ”.
Bạn nên bàn bạc với anh K để thực hiện những thủ tục nêu trên.
Hỏi: Tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hiện sở hữu một căn nhà tọa lạc tại Q.Thủ Đức, TP.HCM. Nay tôi có nhu cầu vay vốn.
Xin luật sư cho biết tôi có quyền dùng nhà và đất ở nói trên để thế chấp vay vốn không?
Trả lời:
Căn cứ vào khoản c, Điều 2, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại việt nam.
Như vậy, ông có quyền dùng nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở để thế chấp, nhưng nơi ông thế chấp phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam theo đúng quy định nêu trên.
Hỏi: Tôi đã có giấy tờ xuất cảnh và đang đứng tên sổ hồng một căn nhà phố do cha mẹ để lại (đứng tên một mình). Sau khi xuất cảnh, nếu sau này có vấn đề gì tôi có thể về nước để giải quyết việc sang tên Mua bán nhà được không?
Về thủ tục, trước khi xuất cảnh tôi phải làm những việc gì? Tôi có thể gặp để xin tư vấn thêm ở đâu? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Trước khi xuất cảnh, bạn có thể ủy quyền cho người khác trông coi căn nhà giúp bạn bằng việc xác lập hợp đồng ủy quyền tại phòng công chứng có thẩm quyền.
Thời hạn ủy quyền bao lâu tùy thuộc sự sắp xếp của bạn để sau này bạn về Việt Nam tiến hành thủ tục bán nhà theo quy định của pháp luật.
Lưu ý với bạn, trong trường hợp bạn không ghi rõ thời hạn ủy quyền thì giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền mà bạn xác lập chỉ có thời hạn 1 năm (điều 582 Bộ luật dân sự).
Tư vấn Việt kiều có được phép bán đất thừa kế, Việt Kiều sở hữu nhà tại Việt Nam có được thế chấp, Xuất cảnh có phải bán nhà
Hỏi: Cha mẹ anh K có lập di chúc để lại cho anh hơn 4.000m2 đất nông nghiệp trước khi qua đời. Anh K hiện định cư ở nước ngoài và không thuộc đối tượng Mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại Việt Nam.Nay xin hỏi luật sư, anh K có thể bán mảnh đất trên lại cho tôi được không?Trả lời:Trường hợp bạn hỏi, nếu di chúc cha mẹ anh K lập hợp pháp thì anh K là người được hưởng di