Hỏi: Tôi năm nay 70 tuổi, Việt kiều Na Uy, nhưng đã về ở Khánh Hòa khá lâu. Do đã cao tuổi nên tôi muốn sống luôn tại Việt Nam và hiện muốn mua 1 căn nhà tại Nha Trang nhưng không biết có được phép mua và đứng tên?
Tôi có tham khảo việc Việt kiều được Mua nhà tại điều 126 Luật nhà ở tại Việt Nam, nhưng không biết điều luật đó có giới hạn khu vực? Có thể mua ở bất cứ nơi nào ở Việt Nam? Mong được hướng dẫn và giúp đỡ. Xin cảm ơn.
Trả lời:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại điều 126 Luật nhà ở sửa đổi, bổ sung.
Theo đó, đối tượng sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể mua nhà ở bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Việt Nam nếu nhà ở đó có đủ điều kiện quy định như: có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật; không có tranh chấp về quyền sở hữu; không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo điều 126 Luật nhà ở sửa đổi, bổ sung:
Nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng như:
+ Người có quốc tịch Việt Nam;
+ Người gốc Việt Nam bao gồm: người thuộc diện về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư;
+ Người có công đóng góp cho đất nước;
+ Nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam;
+ Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước sẽ có quyền được sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Trường hợp người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng nêu trên nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì cũng có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Để biết được hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bác có thể liên hệ UBND cấp huyện nơi có nhà ở cần giao dịch để được hướng dẫn.
Hỏi: Mẹ tôi là người Việt lấy cha tôi là người Hoa năm 1949 và về ở với cha tôi trên mảnh đất mà hội Hoa Liên đã cấp cho ông. Lúc đó mẹ tôi đã có một người con riêng.
Năm 1972, cha tôi mất và năm 1980 mẹ tôi cùng mấy anh em tôi xuất ngoại, giao nhà và đất lại cho anh lớn tôi quản lý. Từ năm 1987 khi có chính sách mở cửa mẹ tôi liên tục về Việt Nam. Năm 1990 mẹ tôi đưa tiền cho anh tôi xây nhà trên khu đất còn lại để tiện đi về có chỗ ở.
Hiện anh tôi và gia đình đang sống trong căn nhà này. Trong giấy phép xây dựng có đề cập đất thuộc hội Hoa Liên nay thuộc quyền quản lý của nhà nước. Từ đó đến nay anh tôi cũng chưa làm chủ quyền. Căn nhà cũ ba mẹ tôi ở trước khi xuất ngoại nay đã xập xệ và anh tôi không sử dụng mà cho thuê làm kho.
Nay mẹ tôi muốn về hồi hương và xây lại căn nhà này làm chỗ thờ cúng dòng họ và cũng lấy chỗ cho chúng tôi hướng về quê hương. Tuy nhiên anh lớn tôi không đồng ý và cho rằng bây giờ anh mới là người có quyền hợp thức hóa khu nhà đất đó.
Xin hỏi mẹ tôi có quyền lấy lại căn nhà trên không? Nếu được thì mẹ tôi phải làm gì? (mẹ tôi không còn giữ giấy tờ hội Hoa Liên cấp đất cho ba tôi).
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo Nghị quyết 755/2005/UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, quy định về việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý Nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1-7-1991 thì:
- Nếu nhà thuộc diện 2/4 nêu trên mà đến thời điểm hiện nay Nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng thì Nhà nước sẽ không thực hiện việc quản lý theo quy định của các chính sách trước đây. Việc công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (QSHN&QSDĐ) sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Nếu nhà thuộc diện 2/4 đến nay mà Nhà nước đã có văn bản quản lý nhưng chưa bố trí sử dụng; chủ sở hữu đang trực tiếp sử dụng nhà trên, hoặc người sử dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSHN& QSDĐ, hay là người mua, nhận tặng cho, chuyển đổi ngay tình; người thừa kế hợp pháp, người được uỷ quyền quản lý hợp pháp thì Nhà nước sẽ không tiếp tục thực hiện việc quản lý theo văn bản quản lý trước đây và người đang trực tiếp sử dụng sẽ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Theo đó việc công nhận QSHN& QSDĐ được quy định tại Nghị định 127/2005/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:
Điều 4. Đối với nhà đất tuy thuộc diện phải thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 nhưng đến ngày Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 có hiệu lực thi hành, Nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó thì Nhà nước không tiếp tục thực hiện việc quản lý theo các chính sách trước đây. Việc công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất là chủ sở hữu thì phải có giấy tờ hợp lệ chứng minh là chủ sở hữu nhà đất đó làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu người đang trực tiếp sử dụng nhà đất không đứng tên trong các giấy tờ về sở hữu nhà thì phải kèm theo giấy tờ về mua bán, tặng cho, đổi hoặc nhận thừa kế nhà đất đó.
2. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất không có các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là uỷ ban nhân dân cấp xã) về việc không có tranh chấp về sở hữu và phù hợp với quy hoạch đối với những khu vực đã có quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp có tranh chấp về sở hữu thì chỉ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã giải quyết xong tranh chấp.
3. Trường hợp nhà đất đó có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài thì việc giải quyết được thực hiện theo Nghị quyết của uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở có yếu tố nước ngoài được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
4. Trường hợp nhà đất quy định tại Điều này thuộc diện phải giải toả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người thuộc diện được công nhận là chủ sở hữu được bồi thường theo quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 5. Đối với nhà đất mà Nhà nước đã có văn bản quản lý nhưng trên thực tế Nhà nước chưa quản lý, chưa bố trí sử dụng theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 thì giải quyết như sau:
1. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất là chủ sở hữu thì phải có giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu nhà tại thời điểm Nhà nước có văn bản quản lý làm cơ sở để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà đất đó.
2. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì không phải thực hiện cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ sở hữu được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà và người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất có giấy tờ chứng minh việc mua bán, chuyển đổi hoặc tặng cho ngay tình và hiện nhà đất đó không có tranh chấp về sở hữu thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất là người thừa kế hợp pháp thì phải có di chúc hợp pháp hoặc biên bản phân chia di sản hoặc có bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất là người được uỷ quyền quản lý hợp pháp theo quy định của pháp luật tại thời điểm uỷ quyền thì áp dụng các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 để giải quyết.
Trong trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất quy định tại khoản này là người được uỷ quyền quản lý không hợp pháp hoặc không có uỷ quyền quản lý thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1999/NQ-UBTVQH10 để giải quyết.
6. Trường hợp nhà đất quy định tại Điều này thuộc diện phải giải tỏa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người thuộc diện được công nhận là chủ sở hữu được bồi thường theo quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
7. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5. Điều này thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 để thực hiện xác lập sở hữu toàn dân đối với nhà đất đó. Thủ tục pháp lý xác lập sở hữu toàn dân đối với nhà đất quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.
Vì chúng tôi không có điều kiện để tiếp cận các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc mẹ bạn đã giao nhà cho anh bạn như thế nào, do đó chúng tôi chỉ có thể trả lời chung về mặt nguyên tắc xử lý để bạn có thể hiểu rõ hơn về nội dung sự việc.
Hỏi: Chúng tôi là các Việt kiều đang tạm trú ở miền Tây Nam Bộ. Nghe nói nhà nước cho phép một số đối tượng Việt kiều được mua nhà ở tại VN nhưng khi chúng tôi liên hệ với các tỉnh thì lại được trả lời “quy định đó chỉ áp dụng cho ba nơi là TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội”.
Xin hỏi có đúng vậy không?
Trả lời:
Theo Luật số 34/2009/QH12 ngày 18-6-2009 của Quốc hội, Điều 126 Luật Nhà ở đã được sửa đổi theo hướng cho phép người VN định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định được cơ quan có thẩm quyền của VN cho phép cư trú tại VN từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại VN. Gồm có: người có quốc tịch VN; người gốc VN thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại VN theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước… Luật này có hiệu lực thi hành ngày 1-9-2009 và được áp dụng trên phạm vi cả nước chứ không riêng gì cho ba thành phố mà bạn nêu trong thư.
Nếu thuộc các đối tượng quy định, các Việt kiều được sở hữu nhà ở tại VN có thể nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng cấp huyện nơi có căn nhà.
Tư vấn về khu vực Việt kiều mua nhà tại Việt Nam, khu vực Việt kiều mua nhà tại Việt Nam, Việt kiều được mua nhà ở tỉnh nào
Hỏi: Tôi năm nay 70 tuổi, Việt kiều Na Uy, nhưng đã về ở Khánh Hòa khá lâu. Do đã cao tuổi nên tôi muốn sống luôn tại Việt Nam và hiện muốn mua 1 căn nhà tại Nha Trang nhưng không biết có được phép mua và đứng tên?Tôi có tham khảo việc Việt kiều được Mua nhà tại điều 126 Luật nhà ở tại Việt Nam, nhưng không biết điều luật đó có giới