NhaDatVip.Com

Tư vấn về việc Việt kiều mua nhà ở Việt Nam giao dịch như thế nào, Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người thân tại VN, ở Việt Nam Việt kiều có được sở hữu nhà ở riêng lẻ

Hỏi: Tôi đang sinh sống ở Úc. Tôi có mong muốn mua nhà dự án ở Việt Nam. Tôi muốn hỏi thủ tục dành cho Việt Kiều Mua nhà thế nào và chế độ ưu đãi những gì? Khi mua nhà phải về VN giao dịch hay thanh toán qua liên ngân hàng quốc tế?Trả lời:Là việt kiều muốn mua nhà tại Việt Nam Anh/Chị phải đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp

Hỏi: Tôi đang sinh sống ở Úc. Tôi có mong muốn mua nhà dự án ở Việt Nam. Tôi muốn hỏi thủ tục dành cho Việt Kiều Mua nhà thế nào và chế độ ưu đãi những gì? Khi mua nhà phải về VN giao dịch hay thanh toán qua liên ngân hàng quốc tế?
Trả lời:
Là việt kiều muốn mua nhà tại Việt Nam Anh/Chị phải đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp luật về người nước ngoài được sở hữu nhà tại VN. Cụ thể:
Ngày 3/6 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết 19/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/8/2009.
Theo đó, để chứng minh thuộc đối tượng được mua, thừa kế, tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, kèm theo một số yêu cầu cụ thể.
- Trường hợp là người vào đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có tên trong Giấy chứng nhận (GCN) đầu tư hoặc giấy tờ tương ứng còn thời hạn từ 1 năm trở lên hoặc có giấy chứng minh là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý của doanh nghiệp (DN) đang hoạt động tại Việt Nam.
- Trường hợp là người được các DN đang hoạt động tại Việt Nam thuê giữ các chức danh quản lý thì phải có hợp đồng thuê giữ chức danh quản lý hoặc có quyết định bổ nhiệm được lập bằng tiếng Việt.
- Trường hợp là người có công đóng góp với đất nước thì phải có Huân chương hoặc Huy chương của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng.
- Trường hợp là người có đóng góp đặc biệt cho đất nước thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực có đóng góp và gửi tới Bộ Xây dựng xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép.
- Trường hợp là người vào Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục - đào tạo... thì phải có văn bằng chứng minh có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Trường hợp là người có kỹ năng đặc biệt thì phải có giấy tờ xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam... kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Trường hợp là người kết hôn với công dân Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam.
- Nghị định nêu rõ, để đủ điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, các đối tượng trên phải có Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
- Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và có GCN đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn thời hạn từ 1 năm trở lên cũng thuộc diện đối tượng được mua, thừa kế, tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Người đề nghị cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải nộp 1 bộ hồ sơ hợp lệ tại Sở Xây dựng nơi có căn hộ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Xây dựng thể hiện các nội dung trên GCN và trình UBND cấp tỉnh ký. Thời hạn cấp GCN tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian bổ sung giấy tờ (nếu có).
Đặc biệt, nghị định quy định những trường hợp đang có sở hữu 1 nhà ở tại Việt Nam thì không được sở hữu các nhà ở khác trong phạm vi toàn quốc.
Về việc thanh toán, Anh/chị có thể thanh toán qua ngân hàng và cơ sở thanh toán là tiền VND.

Hỏi: Mẹ tôi 79 tuổi, hiện đang định cư ở nưóc ngoài. Bà có một miếng đất ở Việt Nam được thừa hưởng từ cha mẹ, mảnh đất đó có sổ đỏ chính thức do mẹ tôi đứng tên, nay do tuổi già sức yếu, bà muốn nhường quyền sử dụng đất cho người cháu họ hiện đang sinh sống tại Việt Nam.
Xin hỏi thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất đó như thế nào? Chúng tôi phải tiến hành các bước ra sao? Xin cảm ơn.
- Trả lời của luật sư Nguyễn Văn Hậu:
Để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên cho cháu họ của mẹ bạn thì mẹ bạn phải trở về Việt Nam để tiến hành làm các thủ tục. Trường hợp mẹ bạn không về Việt Nam được thì có thể ủy quyền cho người khác tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi mẹ bạn đang cư trú để nhân danh, thay mặt mẹ bạn tiến hành thủ tục.
Mẹ bạn hoặc người ủy quyền của mẹ bạn có thể liên hệ các phòng công chứng có thẩm quyền tại Việt Nam để tiến hành thủ tục chuyển nhượng QSDĐ trên. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
1. Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản;
2. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của mẹ bạn và người cháu họ (trường hợp ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của người được ủy quyền); căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất trên mẹ bạn có được là do thừa hưởng từ cha mẹ
3. Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tờ khai lệ phí trước bạ.
4. Hợp đồng, văn bản về bất động sản (nếu thửa đất đã được chuyển nhượng qua nhiều chủ sử dụng thì phải chuẩn bị tất cả hợp đồng, văn bản về bất động sản của tất cả các lần chuyển nhượng).
Sau khi hoàn tất thủ tục tại phòng công chứng cũng như hoàn tất các nghĩa vụ về thuế và lệ phí đối với nhà nước thì cháu họ của mẹ bạn liên hệ UBND cấp huyện nơi có đất để tiến hành đăng bộ để có thể đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ.

Hỏi: Tôi được biết người Việt ở nước ngoài có đầu tư lâu dài ở VN, có giấy phép đầu tư của thành phố hoặc người Việt ở nước ngoài lấy chồng là công dân VN thì sẽ được quyền sở hữu đất và nhà ở tại VN và chính sách này sẽ bắt đầu thí điểm từ 1-1-2009.
Xin Tuổi Trẻ tư vấn thêm là được quyền sử dụng Nhà đất  ở và nhà ở riêng lẻ hay chỉ là căn hộ chung cư mà thôi?
Xin cảm ơn.
Trả lời:
Lưu ý với bạn là ngày 3-6-2008 Quốc hội ban hành nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, theo đó tổ chức, cá nhân nước ngoài đủ điều kiện quy định tại khoản 1,2,3 và 4 điều 2 của nghị quyết được sở hữu một căn hộ chung cư.
Theo đó, cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 điều 2 của nghị quyết này được sở hữu một căn hộ chung cư trong thời hạn tối đa là 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Thời hạn này được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2009 và được áp dụng thí điểm trong thời hạn năm năm.
Khi nghị quyết này hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam tiếp tục được sở hữu nhà ở đó theo thời hạn ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và có các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo nghị quyết nêu trên thì kể từ ngày 1-1-2009, cá nhân, tổ chức nước ngoài đủ điều kiện quy định sẽ được sở hữu một căn hộ chung cư.
Hai trường hợp bạn hỏi đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị quyết 19 nêu trên mà thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật nhà ở.
Cụ thể, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại điều 126 Luật nhà ở mới được sở hữu một căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam. Luật nhà ở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2006.