NhaDatVip.Com

Tư vấn thủ tục đăng ký KT3, sang tên khi mua nhà xây trên đất nông nghiệp, chung sổ đỏ có được tách thửa

Hỏi: Tôi đã mua căn nhà chung sổ hồng và giấy phép xây dựng, có công chứng hợp đồng Mua bán nhà bên Phòng Công chứng. Tôi muốn hỏi, tôi có thể làm KT3 có nhà được không hay chỉ làm được KT3 dạng nào? Thủ tục ra sao?Trân trọng cảm ơn!Trả lời:Xin chào bạn.Pháp luật quy định, muốn đăng ký tạm trú thì bạn cần

Hỏi: Tôi đã mua căn nhà chung sổ hồng và giấy phép xây dựng, có công chứng hợp đồng Mua bán nhà bên Phòng Công chứng. Tôi muốn hỏi, tôi có thể làm KT3 có nhà được không hay chỉ làm được KT3 dạng nào? Thủ tục ra sao?
Trân trọng cảm ơn!
Trả lời:
Xin chào bạn.
Pháp luật quy định, muốn đăng ký tạm trú thì bạn cần phải chứng minh có chỗ ở hợp pháp. Theo Nghị định số 31/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 18/4/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú và Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, tài liệu giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp bao gồm một trong các tài liệu sau:
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
- Hợp đồng Mua nhà  ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở;
- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng;
- Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân.
Để chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú phù hợp, bạn xem xét trường hợp cụ thể của mình sau đó đối chiều với quy đinh trên.

Tháng 6/2014, tôi đã mua một căn nhà xây trên đất nông nghiệp tại phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM. Hợp đồng mua bán đã được công chứng. Sau đó, tôi đã nộp hồ sơ cập nhật đăng bộ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận 7.
Sau đó, hồ sơ của tôi bị trả lại, không đăng bộ được vì nhà mà tôi mua xây dựng không phép. Tiếp đó, gia đình tôi đã tháo dỡ một phần vi phạm, chỉ để lại mấy bức tường nhưng hồ sơ vẫn không được thông qua. Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi phải làm sao thì mới được giải quyết.
Trả lời:
Theo đại diện UBND quận 7, giấy chứng nhận của gia đình ông do UBND quận cấp, công nhận trong khuôn viên của gia đình có nhà ba tầng, mái che thang và đất trống (đất nông nghiệp). Trên phần đất nông nghiệp đã xây dựng nhà một tầng không phép sau ngày 1/7/2006 với kết cấu tường gạch, mái tôn. Như vậy, gia đình ông đã sử dụng đất không đúng mục đích và xây dựng không phép trên đất nông nghiệp.
Mua nhà xây dựng không phép trên đất nông nghiệp
Mua nhà xây dựng không phép trên đất nông nghiệp sẽ không làm được thủ tục sang tên. Ảnh: Tiền phong Online
Theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 1/7/2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 1/7/2006. Nếu nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó.
Căn cứ vào quy định nêu trên, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận 7 đã trả hồ sơ đề nghị bên nhận chuyển nhượng nhà liên hệ với Phòng Quản lý đô thị quận để làm thủ tục xử lý vi phạm phần công trình xây dựng không phép. Sau khi có quyết định của UBND quận 7, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất sẽ xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Tôi đang định mua một căn nhà cấp 4 có diện tích 5x12m, sổ chung ở khu phố Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Căn nhà này có nguồn gốc như sau: năm 2012, chủ đất chia nhiều nền đất nhỏ từ lô đất 1.000m2 để bán cho người dân. Trong đó, ông B đã mua nền đất 60m2 này để làm nhà cấp 4 bằng giấy viết tay.
Hiện nay, ông B muốn bán lại căn nhà cấp 4 đó, tôi mua lại phải làm thủ tục như thế nào cho đúng pháp lý nhằm tránh tranh chấp sau này với chủ đất chung và ông B?
Khi chung sổ với nhiều căn nhà khác với diện tích nhỏ hơn 60m2, căn nhà này có thể tách sổ không?
Mong sớm nhận được hồi âm, cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Dựa vào thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng, hiện tại, thửa đất có sổ chung đã được chuyển mục đích sang đất ở hoặc đang là đất nông nghiệp nhưng không bảo đảm điều kiện chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, chủ đất chỉ có thể chuyển nhượng bằng giấy viết tay.
Vì vậy, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, nếu anh nhận chuyển nhượng phần diện tích đó sẽ gặp nhiều rủi ro. Trước khi nhận chuyển nhượng, để hạn chế rủi ro thì bên cạnh việc kiểm tra kỹ thông tin pháp lý khu đất ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương (như khu đất có thuộc diện giải tỏa, đất có đang tranh chấp hay thế chấp, được quy hoạch làm nhà ở, đặc biệt anh cần thỏa thuận với chủ đất và ông B để yêu cầu họ thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất (đối với trường hợp mục đích sử dụng là đất nông nghiệp) thành đất ở và thực hiện thủ tục tách thửa trước khi chuyển nhượng đất.
Anh có thể yêu cầu thanh lý giấy tay đã ký giữa chủ đất và ông B sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên để ký hợp đồng trực tiếp với chủ đất, đồng thời thực hiện công chứng theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với việc tách thửa, Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 do UBND tỉnh Bình Dương ban hành về việc quy định diện tích tối thiểu đối với đất ở được phép tách thửa tại địa bàn tỉnh Bình Dương quy định, tại các phường, diện tích tối thiểu đối với đất ở được phép tách thửa là 60m2 nên phần diện tích đất mà anh đã nhận chuyển nhượng đủ điều kiện về diện tích tối thiểu để được phép tách thửa.
Nhưng theo Khoản 2, Điều 29, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi một số điều của Luật Đất đai, cơ quan có thẩm quyền sẽ không tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) và không cho phép thực hiện những quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp sổ đỏ thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo đúng quy định của UBND cấp tỉnh. Vì thế, tất cả các thửa đất muốn tách thửa thì phải có diện tích từ 60m2 trở lên.