Tư vấn những thủ tục Đăng ký thường trú tại Hà Nội, quy định Quyền thừa kế khi ba mẹ mất, Có thể thế chấp đất trong quy hoạch để vay vốn không
Tư vấn những thủ tục Đăng ký thường trú tại Hà Nội, quy định Quyền thừa kế khi ba mẹ mất, Có thể thế chấp đất trong quy hoạch để vay vốn không, 131, Hữu Lợi, NhaDatVip.Com
, 06/07/2015 15:57:50Hỏi: Gia đình tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, hộ khẩu thường trú của vợ chồng tôi vẫn đứng tên chung trong sổ hộ khẩu cùng với bố mẹ hiện đăng ký thường trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Hiện nay, vợ chồng tôi đã chuyển đến sinh sống tại một căn hộ ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Căn hộ này thuộc sở hữu của bố mẹ vợ tôi. Tuy nhiên, hiện tại, ông bà đã có Hộ khẩu thường trú tại TP Hải Dương còn căn hộ này chưa có ai đăng ký hộ khẩu.
Xin hỏi, nếu vợ chồng tôi muốn chuyển khẩu về địa chỉ của căn hộ này (vẫn thuộc sở hữu của bố mẹ vợ) có được không. Hiện ông bà chưa sang tên cho ai và cũng chưa cắt khẩu ở Hải Dương. Nếu được thì thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 3, 4 Điều 19 Luật Thủ đô năm 2012:
“3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.”
Khoản 2, 3, 4 Điều 20 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 quy định:
“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;”
Căn cứ theo các quy định trên, vợ chồng bạn thuộc trường hợp đã đăng ký thường trú tại Hà Nội nên có đủ điều kiện để đăng ký thường trú tại một địa chỉ khác trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, bạn phải đáp ứng điều kiện “có chỗ ở hợp pháp”, tức “Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc Bán nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.” (Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú).
Như vậy, căn hộ nêu trên thuộc quyền sở hữu của cha mẹ bạn chứ không thuộc quyền sở hữu của vợ chồng bạn. Vì vậy, bạn cần có văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ... có công chứng của bố mẹ bạn.
Hỏi: Thưa luật sư, gia đình tôi có 5 anh em ruột, cả bố và mẹ tôi đều đã mất trong năm 1999. Hiện tại, căn nhà bố mẹ tôi để thừa kế lại đã có giấy chủ quyền sử dụng Nhà đất.
Hiện tại, trong sổ đỏ đều có tên cả bố mẹ và anh chị thứ nhất (con trai cả). Năm 2013, bác cả tôi (người có tên trong sổ đỏ) cũng đã chết. Vậy theo pháp luật ai sẽ được quyền thừa kế? Theo pháp luật, căn nhà này sẽ được chia như thế nào?
Trả lời:
Thông tin mà bạn cung cấp chưa đầy đủ về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn. Cụ thể, trong đó chưa thấy ghi là cấp cho hộ gia đình, hay đất đứng tên 3 người. Vì thế, luật sư chỉ cung cấp các điều luật có liên quan để bạn tham khảo và đối chiếu.
Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định: “Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Chiếu theo quy định trên, người có quyền để lại thừa kế là người sử dụng đất hợp pháp, được pháp luật công nhận thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp không có di chúc thì di sản được chia theo quy định của pháp luật.
“Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".
Trường hợp tài sản là tài sản chung của một nhóm người mà tất cả những người này đều đã chết thì tài sản được phân chia theo từng phần của từng đồng sở hữu. Phần sở hữu của họ trong khối tài sản chung được phân chia cho những người thừa kế của họ theo quy định của pháp luật.
Hỏi: Gia đình tôi được cấp sổ đỏ 1 thửa đất tại Tổ 17, phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên. Để vay vốn ngân hàng, tôi đã làm thủ tục thế chấp sổ đỏ, tuy nhiên được hồi đáp là do khu đất này nằm trong dự án quy hoạch khu dân cư nên không được thế chấp.
Vậy, quy định cụ thể về vấn đề này là gì?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về việc thế chấp quyền sử dụng đất nằm trong khu vực quy hoạch ghi rõ:
Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch.
Đất trong quy hoạch
Đất trong quy hoạch vẫn được giao dịch trong một số trường hợp (Ảnh minh họa)
Các điều kiện để quyền sử dụng đất được phép giao dịch cũng được quy định trong điều 188 Luật Đất đai 2013, bao gồm:
“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất”.
Khoản 2 và 3 Điều 49 Luật Đất đai 2013 cũng quy định rõ về quyền của người sử dụng đất khi đất đai nằm trong vùng quy hoạch:
- Người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật trong trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
- Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.
- Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai.
Qua đó có thể thấy, nếu căn cứ vào quy định của Luật Đất Đai thì việc quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch nhưng nếu chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất vẫn được phép thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Cụ thể sẽ được: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tư vấn những thủ tục Đăng ký thường trú tại Hà Nội, quy định Quyền thừa kế khi ba mẹ mất, Có thể thế chấp đất trong quy hoạch để vay vốn không Tư vấn luật nhà đất