Tư vấn về Hủy hợp đồng mua bán đất, mua nhà theo nghị định 61 CP, Chuyển nhượng đất bằng giấy tay qua nhiều đời chủ
Tư vấn về Hủy hợp đồng mua bán đất, mua nhà theo nghị định 61 CP, Chuyển nhượng đất bằng giấy tay qua nhiều đời chủ, 153, Hữu Lợi, NhaDatVip.Com
, 07/07/2015 08:45:35Hỏi: Tôi mua đất và đã trả một phần tiền. Nay chủ đất muốn hủy hợp đồng mua, bán đất và trả lại tiền cho tôi. Tôi có quyền yêu cầu trả thêm lãi suất theo quy định của ngân hàng hay không?
Trả lời:
Theo điều 425 Bộ luật Dân sự, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khi bị hủy bỏ thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau những tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng tiền thì phải trả bằng hiện vật. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.
Đối với trường hợp cụ thể của bạn, nếu muốn bên bán phải trả thêm tiền lãi suất ngân hàng, phải chứng minh được bên bán có lỗi trong việc ngừng thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất trên.
Hỏi: Năm 1991, UBND quận 3 mua của Công ty Phát triển nhà thành phố 30 căn hộ tại địa chỉ trên. Quận 3 đã bán 17 căn trả góp cho công dân của quận, 13 căn còn lại cấp cho các gia đình có công, hưu trí, CNVC của quận…
Đã nhiều năm nay chúng tôi làm thủ tục xin Mua nhà theo nghị định 61 CP tuy nhiên vẫn chưa thực hiện được với lý do UBND quận 3 không chứng minh được nguồn kinh phí mua nhà kể trên. Trong khi đó, được biết Q.3 đã giải trình rõ và có hóa đơn, văn bản giải trình…
Xin hỏi: cùng bỏ tiền ra mua 30 căn hộ, tại sao 17 căn hộ trả góp (cho Q.3) đã được cấp quyền sở hữu còn 13 căn hộ này lại “vướng”? Nếu có lỗi về chứng minh nguồn kinh phí là việc của các cơ quan nhà nước với nhau chứ đâu phải do 13 hộ dân?
Nếu hết thời gian quy định (để được hóa giá theo theo NĐ 61CP) thì ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này?
Trả lời:
Khu nhà ở số 155 Tô Hiến Thành, quận 10, Tp.HCM do Công ty Phát triển nhà ở liên kết với Ban Chỉ huy quân sự thành phố xây dựng, gồm 197 căn từ năm 1990. Sau khi xây dựng hoàn chỉnh, Công ty Phát triển nhà ở bán 30 căn hộ cho Công ty Xây dựng và phát triển nhà quận 3 để giải quyết bán trả góp cho các hộ diện chính sách và cán bộ công nhân viên của quận 3.
Sau đó, trong 30 căn hộ nêu trên, UBND quận 3 đã bán trả góp cho 17 hộ chính sách và cán bộ công nhân viên của quận và 17 hộ này đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính nên được cấp giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ.
Như vậy, đối với 30 căn hộ trên thuộc quỹ nhà bán trả góp, không thuộc quỹ nhà bán theo nghị định số 61/CP của Chính phủ.
Đối với 13 hộ còn lại cũng được UBND quận 3 bố trí, có nguyện vọng mua nhà theo nghị định số 61/CP của Chính phủ để được cấp giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ, Sở Xây dựng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của quận 3 rà soát hồ sơ pháp lý và nhân thân, chính sách về nhà ở, đất ở của từng hộ để Sở Xây dựng tổng hợp hồ sơ, báo cáo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo.
Riêng nội dung thắc mắc của ông (bà) về việc cùng bỏ tiền ra mua 30 căn hộ sao 17 căn hộ được cấp sở hữu, 13 căn hộ còn lại bị vướng, Sở Xây dựng đề nghị ông (bà) liên hệ với UBND quận 3 để được kiểm tra và giải quyết, trả lời theo quy định và thẩm quyền.
Hỏi: Tôi có một trường hợp xin được giải đáp. Đất do ông A sử dụng sang nhượng cho bà B năm 1992 (không rõ loại đất) có xác nhận chữ ký 2 bên của UBND phường, gia đình bà B sang nhượng cho ông C năm 1996 không có xác nhận của địa phương.
Năm 1999 ông C lại sang nhượng cho bà D. Bà D có đăng ký kê khai Nhà đất năm 1999 sau đó lại bán cho ông E không rõ năm sang nhượng, năm 2002 ông E lại bán cho bà F. Tất cả các trường hợp sang nhượng kể từ bà B trở đi đều không có xác nhận của địa phương. Diện tích xác minh năm 2003 nhỏ hơn 30m2.
Năm 2000 Thủ tướng đã có quyết định giao đất cho một Công ty để đầu tư trong đó có phần đất của F. Dự án đền bù theo Nghị định 22/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính Phủ.
Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này khi làm quyết định đền bù thì ông hay bà nào được đền bù? vì sao?
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 điều 42 LĐĐ năm 2003 quy định: Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có GCNQSDĐ hoặc đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ theo quy định tại điều 50 của LĐĐ thì người bị thu hồi đất được bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 điều 38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 điều 43 của LĐĐ (Ví dụ: sử dụng đất không đúng mục đích; người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; đất bị lấn chiếm; người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước; đất được giao có thời hạn mà không gia hạn khi hết hạn;…)
Theo quy định tại khoản 6 điều 50 LĐĐ 2003: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 điếu này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15/101993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/7/2004), nay được UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì được cấp GCNQSDĐ
Như vậy, bạn phải kiểm tra lại miếng đất đó có được cấp GCNQSDĐ hay không và người nào được cấp thì người đó sẽ được nhận đền bù.
Tư vấn về Hủy hợp đồng mua bán đất, mua nhà theo nghị định 61 CP, Chuyển nhượng đất bằng giấy tay qua nhiều đời chủ Tư vấn luật nhà đất