Tư vấn khi làm nhà 3 tầng Có phải thuê đơn vị xây dựng, Có phải làm lại giấy hoàn công nhà ở sau 10 năm, Người có công với cách mạng có được hỗ trợ vay vốn để sửa nhà
Tư vấn khi làm nhà 3 tầng Có phải thuê đơn vị xây dựng, Có phải làm lại giấy hoàn công nhà ở sau 10 năm, Người có công với cách mạng có được hỗ trợ vay vốn để sửa nhà, 197, Hữu Lợi, NhaDatVip.Com
, 07/07/2015 13:27:06Hỏi: Hiện tại, tôi đang chuẩn bị xây dựng nhà 1 trệt, 2 tầng lầu, tại khu vực quận Thủ Đức. Tôi muốn xây dựng nhà có sân thượng rộng rãi để hóng mát và phơi quần áo.
Đặc biệt, bản thân tôi là một thợ xây dựng. Bên cạnh đó, một số bạn bè cũng có thể cùng xây dựng giúp. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà ở dù không qua đào tạo và có bằng cấp chính thức.
Như vậy, tôi có thể tự xây nhà không hay phải thuê đơn vị thi công thì mới đúng quy định của pháp luật về xây dựng.
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Điều 7, Thông tư 10/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng Quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ thì:
“1. Đối với Mua nhàở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250m2, từ 2 tầng trở xuống thì mọi tổ chức, cá nhân được tự thi công xây dựng nếu có kinh nghiệm thi công xây dựng nhà ở có quy mô tương tự và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường.
2. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên hoặc trường hợp nâng tầng nhà ở thì tổ chức thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định.”
Theo sự trình bày của ông, chúng tôi hiểu rằng căn nhà mà ông chuẩn bị xây dựng có quy mô 03 tầng, cộng với sân thượng. Do đó, khi tổ chức thi công xây dựng công trình có quy mô như trên thì chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo luật định.
Cũng cần phải lưu ý rằng: theo quy định của pháp luật thì trước khi khởi công xây dựng nhà, ông cần tiến hành các thủ tục để có được Giấy phép xây dựng từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hỏi: Hiện tại, tôi mới xây 1 căn nhà. Để xây căn nhà này, tôi đã vay thêm tiền ngân hàng nên họ đã cầm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi.
Vì thế, tôi không thể thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu Nhà đất gắn liền với đất. Tôi sẽ xin giấy hoàn công trước, chờ sau này trả xong nợ ngân hàng thì tôi sẽ làm Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (thời gian dự kiến là 10 năm).
Như vậy, tôi có cần làm lại giấy hoàn công sau 10 năm không? Hay tôi vẫn được sử dụng giấy hoàn công tôi làm bây giờ?.
Trả lời:
Khoản 5, Điều 12, Thông tư số 39/2009/TT - BXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 09/12/2009 hướng dẫn về việc quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ đã quy định như sau: “Chủ nhà hoặc người được ủy quyền tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình nhà ở khi nhà thầu thi công hoàn tất hợp đồng thi công xây dựng”.
Cụ thể, hồ sơ xin xác nhận công trình đã hoàn công (thủ tục hoàn công) gồm:
- Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản chứng thực);
- Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính);
- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao);
- Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính);
- Giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (1 bản chứng thực);
- Hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao);
- Các giấy tờ liên quan khác.
Pháp luật hiện hành quy định, trường hợp ngôi nhà của bạn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà gắn liền với đất, bạn có thể giữ, sử dụng giấy hoàn công bây giờ mà không cần phải làm lại.
Trân trọng.
Hỏi: Bố tôi sinh năm 1927, hiện là thương binh hạng 2/4. Hiện nay bố tôi đã gần 90 tuổi nhưng vẫn đang sinh sống trong ngôi nhà đã xuống cấp, nay gia đình tôi muốn vay vốn để sửa chữa lại ngôi nhà.
Xin hỏi, gia đình tôi có được vay vốn ưu đãi không khi bố tôi là người có công với cách mạng? Nếu được vay thì thủ tục cụ thể thế nào?
Trả lời:
Quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ban hành ngày 4/10/2012 của Chính phủ có ghi rõ nội dung, các đối tượng được thụ hưởng các chương trình vay vốn sửa chữa nhà ưu đãi bao gồm: hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng vay vốn giải quyết việc làm hoặc đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Ngoài ra, còn một số chương trình cho vay để xây hoặc sửa nhà khác cũng đang được các Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện và có quy định rõ đối tượng thụ hưởng bao gồm hộ nghèo và các hộ dân sinh sống trong vùng ngập lũ như: Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ban hành ngày 12/12/2008; Chương trình cho vay hộ nghèo để xây dựng nhà chòi phòng chống lũ lụt tại Quyết định số 716/QĐ-TTg ban hành ngày 14/6/2012;...
Như vậy, các chương trình tín dụng ưu đãi đang triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội hiện tại không có cơ chế riêng đối với các đối tượng người có công với cách mạng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, từ ngày 24/6/2013, Thủ tướng Chính phủ từng ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về việc hỗ trợ người có công với cách mạng có nhu cầu về nhà ở. Theo đó, những người có công với cách mạng đang phải ở nhà tạm hoặc nhà bị hư hỏng nặng sẽ được phía ngân sách nhà nước hỗ trợ số tiền là 20 triệu đồng/hộ nếu hộ dân sửa chữa khung, tường và làm lại mái nhà ở, hỗ trợ số tiền 40 triệu đồng/hộ nếu hộ dân phá dỡ để xây mới nhà ở.
Vì thế, gia đình ông Nguyễn Huy Hùng hãy liên hệ trực tiếp với chính quyền sở tại để có được sự hỗ trợ theo quy định.
Tư vấn khi làm nhà 3 tầng Có phải thuê đơn vị xây dựng, Có phải làm lại giấy hoàn công nhà ở sau 10 năm, Người có công với cách mạng có được hỗ trợ vay vốn để sửa nhà Tư vấn luật nhà đất